Bài kiểm gia nhanh giúp bạn nhận ra mình có bị trầm cảm hay không

  •   43
  • 8.789

Trầm cảm đã được chứng minh là một căn bệnh nguy hiểm trong xã hội hiện đại và việc phát hiện sớm mình có bị bệnh hay không là vô cùng cần thiết.

Không sai khi nói rằng trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong xã hội hiện đại khi chúng có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy rơi vào trạng thái mất cân bằng, cứ im lặng 1 mình không chia sẻ với ai.

Khi bị trầm cảm, họ thường trói buộc mình trong "địa ngục" tâm tưởng, sống trong thế giới riêng của mình, tách biệt với xã hội và rồi đến lúc quá u ám, thiếu niềm tin thì tự tay kết liễu đời mình.

Tuy nhiên, đây cũng là 1 chứng bệnh có thể điều trị được. Việc nhận ra mình có đang bị trầm cảm hay không sẽ giúp việc điều trị của bạn nhanh chóng và tích cực hơn.

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong xã hội hiện đại.
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong xã hội hiện đại.

Với bảng kiểm tra trầm cảm Burns (BDC - Burns Despression Checklist) của bác sĩ David D. Burns - thuộc bộ môn Tâm thần học và Khoa học hành vi, khoa Y dược (Đại học Stanford) này, bạn sẽ xem mình có khả năng bị trầm cảm hay không.

Được biết, trong suốt sự nghiệp của mình, David D. Burns đã tiếp xúc với hàng nghìn bệnh nhân bị trầm cảm nặng, nhẹ khác nhau, cho ra đời cuốn sách Liệu pháp Tâm thần Mới cũng như cuốn Đừng để trầm cảm tấn công bạn ấn bản đầu tiên năm 1980.

Và đây là bảng 25 câu hỏi của David D. Burns. Bạn hãy đọc cẩn thận và đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với những gì bạn cảm thấy trong ít nhất 2 tuần qua. Và đừng bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào nhé!

Bảng kiểm tra trầm cảm

Và giờ thì bạn hãy cùng theo dõi kết quả nhé!

Giải thích bảng kiểm tra trầm cảm

Giải thích bảng kiểm tra trầm cảm

Hãy nhớ rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị trầm cảm và các triệu chứng ở mỗi người có thể khác nhau.

Do đó, khi thấy mình có điểm số cao sau khi làm bài kiểm tra, cũng như có những dấu hiệu như hay chán nản, mệt mỏi, mất tập trung, dễ nổi nóng, cáu gắt, hay bất an... thì bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý, bác sĩ tại bệnh viện tâm thần... để có thể được khám và điều trị sớm.

Lưu ý rằng, kết quả bài kiểm tra này KHÔNG phải là chẩn đoán cuối cùng. Bạn có thể chia sẻ với bác sĩ về kết quả này cũng như nói với gia đình, bạn bè để có thêm sự hỗ trợ.

Các phương pháp điều trị, bao gồm cả thuốc men và trị liệu tâm lý hiện nay có tỷ lệ thành công rất cao thế nên bạn đừng quá lo lắng nhé!

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.

Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. Trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Cập nhật: 19/12/2018 Theo Trí Thức Trẻ
  • 43
  • 8.789