Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

  •   4,73
  • 21.629

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiên rằng loài người là một sinh vật cân đối.

Trước hết, chúng ta có một tay thuận - đại đa số là tay phải. Tiếp đó chúng ta cũng có một mắt “thuận”. Và thêm vào đó là hai bán cầu não có vai trò chức năng không cân xứng với nhau: bán cầu não trái (thường là với những người thuận tay phải) xử lý tư duy logic- trừu tượng và một phần lớn hơn- xử lý ngôn từ; bán cầu não phải giúp cảm nhận hình ảnh.

Quay lại với vấn đề về mắt, những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái.

Một vấn đề đặt ra là liệu những khác biệt độc đáo này có ảnh hưởng gì đến quá trình nhận thức thông tin hiển thị như nhận thức về văn bản hay không? Và nếu có thì nhận thức về mắt trái hay mắt phải? Viện Thần kinh học Nhận thức thuộc trường Đại học Hiện đại vì các quyền Nhân văn (Modern University for the Humanities) đã tiến hành nhiều điều tra nhằm trả lời câu hỏi trên.

(Ảnh: Wordpress.com)Nghiên cứu tiến hành trên những sinh viên thuận tay phải, nhưng cũng có một số ít trong đó thuận mắt phải - còn lại là mắt trái.

Tất cả những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu đọc một đoạn văn bản trên màn hình máy tính, văn bản này sẽ được thay đổi về phía bên trái hoặc bên phải của màn hình máy tính, trong khi đầu của những người tham gia được giữ thẳng vào tâm của màn hình (trong những điều kiện đó, thông tin hiển thị phạm vi nửa quan sát bên trái sẽ được đưa đến bán cầu não phải, và ngược lại).

Kết quả cho thấy hóa ra những người thuận mắt trái có khả năng đọc văn bản nhanh hơn khi đoạn văn bản được thay từ bên trái sang bên phải màn hình máy tính. Đối với số ít những người thuận mắt phải còn lại, những thay đổi đó là không rõ ràng.

Một phân tích chi tiết hơn đã chứng tỏ rằng khi những người thuận mắt trái đọc văn bản bên phía trái, bộ não nhận thức được nhiều biếu tượng hơn trong trường hợp đọc văn bản ở bên phía tay phải.

Nói cách khác, ở nửa tầm nhìn phía bên trái, một cái nhìn cố định (glance fixation) đặc trưng do có “khả năng thông tin” cao hơn. Điều này có liên quan trực tiếp tới tốc độ đọc văn bản: Khi một cái nhìn càng nhận thức được nhiều biểu tượng, điều đó có nghĩa rằng người đó có thể đọc nhanh hơn.

Một dấu hiệu nữa về hiệu quả thành công khi đọc đó là: trong khi tiếp nhận văn bản, ánh mắt thường đôi lúc vẫn liếc lại về đoạn văn bản vừa đọc qua (rõ ràng là bởi vì nhận thức khó). Do vậy, ở phần văn bản phía bên trái, những người thuận mắt trái ít khi liếc lại hơn so với khi họ đọc văn bản phía bên tay phải.

Điều này cho thấy, khả năng nhận thức về đoạn văn bản phía bên trái là cao hơn. Bên cạnh đó, đại đa số những người thuận mắt trái thường có những chuyển động mắt nhanh hơn (thuật ngữ tiếng Anh là Saccades) về phía bên trái so với về phía bên phải.

Khi tất cả những người tham gia nghiên cứu đều thuận tay phải, việc kiểm soát tay phải của họ được bán cầu não trái thực hiện. Với những người thuận mắt phải, cùng bán cầu não trái đó cũng điều khiển các cử động mắt phải của họ luôn.

Với những người thuận mắt trái, mắt trái được bán cầu não phải kiểm soát, bán cầu não này thường không ảnh hưởng gì tới quá trình kiểm soát các chuyển động của tay thuận. Điều này hóa ra lại cho kết quả tốt hơn. Do vậy, những người thuận mắt trái có khả năng đọc văn bản bên trái nhanh hơn.

Thông tin này sẽ giúp xem xét đến vấn đề về mắt thuận khi sản xuất các sản phẩm về hình ảnh- như các chương trình đào tạo. Và có thể trong tương lai quá trình sản xuất các sản phẩm cho người thuận mắt trái sẽ được xem xét đến.

Bùi Thành

Cập nhật: 05/11/2024 Theo ScienceDaily, Vietnamnet
  • 4,73
  • 21.629