Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp. Cơ thể hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể.
Tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết. Tụy tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.
Một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết. Khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.
Ở người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nghĩa là đường huyết cao, bạn vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.
Theo một nghiên cứu, trong một số trường hợp, bạn vẫn có khả năng bị hạ đường huyết dù không bị tiểu đường.
Bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin.
Chứng hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Chứng bệnh này có thể là tác dụng phụ trong quá trình điều trị các bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể.
Các triệu chứng của hạ đường huyết do tiểu đường bao gồm run rẩy, chóng mặt, đau đầu; thường đổ mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh và da tái. Những tình trạng trên thường xảy ra vào ban đêm sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ. Do đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh hạ đường huyết thường xảy ra nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài. Bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:
Bạn nên báo cho người thân biết về bệnh tiểu đường và nguy cơ bị hạ đường huyết của mình để có thể được cấp cứu ngay nếu hạ đường huyết nặng gây mất ý thức hoặc động kinh.
Hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:
Bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết nếu bạn thuộc một trong những yếu tố sau:
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Đối với hạ đường huyết, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh.
Để lượng đường trong máu trở lại mức cân bằng như bình thường trong một đợt hạ đường huyết, bạn nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng:
Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn, bạn nên bổ sung đường thêm một lần nữa.
Nếu bạn bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết, bạn cần được tiêm glucagon ngay lập tức.
Hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng, do đó bệnh rất dễ chẩn đoán. Nếu phải nhập viện, bạn sẽ được bác sĩ cho làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của bạn.
Đối với hạ đường huyết, phòng bệnh thì hơn chữa bệnh. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.