Biến thể Omicron sẽ tự diệt vì có quá nhiều đột biến?

  •  
  • 674

Biến thể Omicron khiến nhiều nhà khoa học trên thế giới gióng lên hồi chuông cảnh báo vì số lượng đột biến của nó. Cụ thể, nó có khoảng 50 đột biến, trong đó có 26 đột biến đặc biệt.

Tuy nhiên, nhiều hơn không có nghĩa là tồi tệ hơn. Bởi các đột biến đôi khi kết hợp với nhau sẽ khiến virus trở nên nguy hiểm hơn, nhưng cũng vì vậy mà chúng có thể tự đẩy mình vào con đường tự diệt, theo New York Times.

Biến thể Omicron khiến nhiều nhà khoa học trên thế giới gióng lên hồi chuông cảnh báo
Biến thể Omicron khiến nhiều nhà khoa học trên thế giới gióng lên hồi chuông cảnh báo vì số lượng đột biến của nó.

Jesse Bloom, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ), cho biết: “Về nguyên tắc, các đột biến cũng có thể hoạt động chống lại nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự chọn lọc tiến hóa có nhiều khả năng dẫn đến sự lây lan của một biến thể mới với các tổ hợp đột biến thuận lợi hơn là bất lợi”.

Hiện tượng này được gọi là sự “lấn át gene”. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học đang phải suy đoán về các thuộc tính của Omicron, dù các đột biến riêng lẻ trong biến thể được cho là có thể giúp virus lây lan dễ hơn và né được hệ miễn dịch của cơ thể.

Penny Moore, nhà virus học tại Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm ở Nam Phi, cho biết: “Điều quan trọng là phải hiểu được toàn bộ loại virus này như thế nào”.

Cũng giống như hàng chục người khác trên thế giới, nhóm của tiến sĩ Moore đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các loại vaccine hiện tại có khả năng chống lại Omicron hay không. Các nhà nghiên cứu đang tạo ra các phiên bản nhân tạo của virus có chứa tất cả các đột biến của Omicron để thử nghiệm, thay vì đưa ra phán đoán dựa trên một tập hợp con của các đột biến.

Đó là bài học mà các nhà nghiên cứu đã rút ra được vào năm ngoái, khi biến thể Beta xuất hiện ở Nam Phi. Họ ước tính rằng khả năng né tránh miễn dịch của biến thể dựa trên một đột biến cụ thể là E484K. Thế nhưng, biến thể Beta cũng có hai đột biến khác làm giảm độ nhạy của vaccine.


Các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các loại vaccine hiện tại có khả năng chống lại Omicron hay không. (Ảnh minh họa)

"Sự kết hợp của ba đột biến này khiến Beta có khả năng kháng vaccine cao hơn so với loại biến thể chỉ có đột biến E484K. Nghiên cứu một loại đột biến đơn lẻ hóa ra là sai lệch", tiến sĩ Moore nói.

Omicron mang một đột biến gọi là N501Y, được cho là có thể cho phép virus liên kết chặt chẽ hơn với tế bào người. Đột biến này cũng có trong biến thể Alpha và có liên quan đến khả năng lây lan nhanh của nó.

Nhưng cuối cùng, biến thể dễ lây lan hơn lại là Delta dù nó không có đột biến của Alpha, bởi nó có các đột biến khác giúp tăng khả năng lây nhiễm. Vì vậy, khả năng lây lan của một biến thể không chỉ phụ thuộc vào mức độ liên kết của virus với các thụ thể trên tế bào con người mà còn phụ thuộc vào tính ổn định của virus, vị trí mà virus nhân lên trong đường thở và lượng virus trong khí thở ra.

Biến thể Omicron có một nhóm các đột biến giúp hỗ trợ liên kết virus với các tế bào của con người chặt chẽ hơn. Nhưng Tiến sĩ Bloom cho rằng các đột biến hoạt động cùng nhau có thể tác động hơi khác nhau nên ông cũng chưa thể dự đoán được biến thể Omicron sẽ hoạt động như thế nào trong cơ thể con người.

Cập nhật: 02/12/2021 Theo Saostar
  • 674