Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo dưới đây là những bộ phận nên loại bỏ khi ăn cua để bảo vệ sức khỏe.
Cua là món ăn hải sản khá phổ biến không chỉ ngon mà chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe . Trong 100g thịt cua chứa tới 59mg canxi, 0,8mg sắt, 1,5g chất béo, 19g protein cùng một số loại vitamin khác.
Thịt cua có vai trò hỗ trợ sức khỏe đôi mắt và thúc đẩy hệ thống miễn dịch, giúp cho trái tim khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, người dân nên ăn cua ít nhất 2 hoặc 3 lần mỗi tuần để bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Dù vậy, khi ăn cần loại bỏ những bộ phận dưới đây của cua:
Mang cua: Cua sống dưới nước, có phần mang để hô hấp duy trì sự sống. Phần mang này gồm những mô mềm màu xám, giống như hai hàng lông mày nằm ngay dưới mai cua.
Mang được xem là nơi bẩn nhất trên cua, chứa nhiều ký sinh trùng. Ăn cua không loại bỏ phần mang khiến bạn vô tình nạp mầm bệnh vào người, không có lợi.
Mang cua là nơi chứa nhiều ký sinh trùng (Ảnh minh họa)
Ruột cua: Dạ dày cua là phần túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Ruột là đường màu đen nằm ở phần dạ dày thông lên rốn. Đáng lưu ý, cua là loài động vật ăn tạp, có nguồn thức ăn đa dạng gồm thực vật, tôm cá nhỏ, xác sống dưới nước. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên loại bỏ phần này bởi chúng dễ tích tụ chất bẩn.
"Tim" cua: "Tim" cua có hình lục giác, nằm giữa mai cua và được bao phủ bởi một lớp màng đen. Theo Trung y, đây được coi là phần "lạnh" nhất của con cua, tốt nhất không nên ăn.
Thực tế, "tim" cua là bộ phận quan trọng trong tuần hoàn máu. Nó không chứa ký sinh trùng song hương vị không mấy hấp dẫn, nhiều người không hứng thú.
Những đối tượng không nên ăn cua: