Danh sách 50 thành phố cao nhất thế giới

  •  
  • 946

Mời anh em xem qua Inforgraphic xếp hạng 50 thành phố có độ cao lớn nhất thế giới:

Thành phố cao nhất thế giới

Các thành phố trên bầu trời

Bên trên là infographic xếp hạng 50 thành phố cao nhất thế giới, xét ở các trung tâm đô thị lớn có dân số từ 1 triệu người trở lên, với độ cao “sàn” là 1.000m. Một điều thú vị là 22 trong số 50 thành phố này đều là các thành phố thủ đô.

Trên đỉnh của tất cả là khu đô thị El Alto-La Paz của Bolivia với hơn 2 triệu người ở độ cao trung bình 3.869m so với mực nước biển, cao hơn 100m so với núi Phú Sĩ ở Nhật Bản.

Bốn vị trí tiếp theo thấp hơn, thủ đô Quito của Ecuador đứng ở vị trí thứ hai với 2.784m và thủ đô Bogota của Colombia chốt top 5 ở cao độ 2.601m.

Đáng chú ý là inforgraphic cho thấy Châu Mỹ Latinh “miền núi” như thế nào. Trong số 10 thành phố cao nhất, ba thành phố nằm ở các vùng núi của Mexico và 4/5 thành phố đứng đầu đều tiếp giáp với Dãy Andes.

Châu Á và Châu Mỹ nằm phía trên

Ngoài nhiều thành phố thủ đô ở Nam Mỹ, trong danh sách này còn có Mexico City, thành phố lớn nhất trong danh sách cũng như khu đô thị lớn thứ 8 trên thế giới. Các thành phố nổi bật còn có Addis Ababa: thủ đô và là thành phố lớn nhất ở Ethiopia, Tehran: thủ đô của Iran, thành phố đông dân nhất ở Tây Á, và Johannesburg: thành phố lớn nhất ở Nam Phi.

Các quốc gia có nhiều thành phố cao nhất là Trung Quốc và Mexico, với 8 ứng viên mỗi nước. Đặc biệt Trung Quốc có những khu đô thị cao nhất ở Châu Á và nhiều khu định cư cao nhất thế giới, mặc dù hầu hết các thành phố lớn này đều nằm bên ngoài Cao nguyên Tây Tạng và Mông Cổ.

Phương Tây ngồi bên dưới

Hoa Kỳ và Canada, mỗi nước có một thành phố lọt vào top 50: với Denver của Mỹ và Calgary của Canada, đều nằm liền kề Dãy núi Rocky.

Trong khi đó, mặc dù dãy Alps của Châu Âu trải dài trên 8 quốc gia và cả Australia và New Zealand đều có nhiều ngọn núi đủ cao để lọt vào danh sách, nhưng cả Châu Âu và Châu Đại Dương đều không có thành phố lớn nào nằm trên 1.000m so với mực nước biển.

Nhưng mặc dù phần lớn nhân loại vẫn tập trung gần mực nước biển, nhưng thật ấn tượng khi biết rằng vẫn có hàng trăm triệu người sống ở các thành phố cao hơn cả toà tháp Burj Khalifa của Dubai, toà tháp cao nhất thế giới.

Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng sống ở độ cao lớn hơn có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, bao gồm sức khoẻ tim mạch tốt hơn, tỉ lệ đột quỵ và ung thư thấp hơn. Tuy vậy bất kể các xu hướng trong tương lai có đẩy nhiều người lên các độ cao hàng nghìn mét nữa hay không thì nhân loại đã chứng minh rằng: mình vẫn có thể phát triển thịnh vượng dù ở bất cứ đâu.

Cập nhật: 11/11/2020
  • 946