Danh sách các bệnh "đại kỵ" với bưởi

Những người không nên ăn bưởi
  •   4,33
  • 6.823

Mặc dù bưởi có nhiều vitamin và rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thoải mái ăn bưởi. Vì với một số người bưởi lại là thứ quả "đại kỵ".

Bưởi là loại quả xuất hiện nhiều ở mùa thu đông. Bưởi có vị ngọt, bên trong có chứa rất nhiều dưỡng chất, thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Trong đông y cho rằng bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu.

Theo nghiên cứu phát hiện, bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú, vitamin B2, viatamin P, carotene, insulin… và nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, sắt… nên rất có lợi cho cơ thể.

Do trong trái bưởi có chứa chất kali rất phong phú, cho nên là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não, hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Bưởi có chứa chất kali rất phong phú.
Bưởi có chứa chất kali rất phong phú.

Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da. Rất phù hợp với nguyên tắc “đẹp tự nhiên” của chị em, là loại quả thích hợp nhất cho sự chọn lựa của các bạn gái trong mùa thu đông. Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi là chất hóa học của quả trong tự nhiên có thể giảm làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn bưởi. Những đối tượng dưới đây không nên ăn bưởi vì có thể sẽ có hại cho sức khoẻ của bạn:

  • Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
  • Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
  • Ngoài ra, còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
  • Người uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol.

bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú
Bưởi còn chứa nhiều thành phần chất như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, hàm lượng vitamin C phong phú.

Những đối tượng kể trên muốn đảm bảo an toàn thì sau 48 giờ thôi không dùng thuốc (hút thuốc, uống rượu..) mới được ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, bởi vì trong nước bưởi có chứa chất Puranocoumarin làm tăng giáng hoá Cyt P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc làm tăng độc tính của thuốc, của nicotin, ethanol, hại cho sức khoẻ.

  • Người đang dùng các loại thuốc sau: Thuốc chống mỡ máu nhóm Statin (có trên 10 loại khác nhau), thuốc chữa loét dạ dày tá tràng tiến triển (Omeprazol...), thuốc chữa suy tim ứ huyết (Carvedilol...), thuốc chữa suy tim đau thắt ngực (Nitroglicerin...), thuốc chống loạn nhịp tim (Quinidin, Amiodaron...), thuốc an thần gây ngủ (Diazepam, Trizolam...)

Vì nếu sử dụng những loại thuốc này kết hợp với bưở sẽ làm giảm tác dụng của thuốc cũng như gây tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể và tính mạng.

  • Người đang bị tiêu chảy có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bưởi: Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng.
  • Người đang dùng thuốc hạ huyết áp: Đối với một số người cao huyết áp mãn tính, để hỗ trợ hạ huyết áp nên đã sử dụng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài. Nhóm người này không nên ăn bưởi thường xuyên. Vì một số thành phần của thuốc và một số chất khi gặp nhau sẽ gây ra phản ứng, ức chế sự bài tiết enzyme chuyển hóa trong cơ thể. Ăn nhiều bưởi trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường, đồng thời khiến thuốc không phát huy được tác dụng, gây hại cho sức khỏe cơ thể.
  • Nhóm người có nhiều hàn khí trong cơ thể: Những người bị lạnh, có nhiều hàn khí trong cơ thể không nên ăn bưởi vì bưởi là loại quả tính lạnh, càng ăn thì khí lạnh lại càng xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn. Nếu khí lạnh không kịp thời được chuyển hóa và thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể.

Ý tưởng sáng tạo độc đáo: Biến lông gà thành thức ăn

Lối đi bộ được mệnh danh "con đường chết chóc" ở Anh

Hiểm họa khôn lường từ ngọn lửa bất tử 6.000 năm âm ỉ cháy không tắt

Cập nhật: 25/12/2020 Theo Phunutoday/toquoc
  • 4,33
  • 6.823