Di chỉ khảo cổ Epidaurus

Di sản văn hóa thế giới tại Hy Lạp
  •  
  • 848

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Di chỉ khảo cổ Epidaurus của Hy Lạp là Di sản văn hóa thế giới năm 1988.

d Di chỉ khảo cổ Epidaurus nằm trong một thung lũng hẹp của Hy Lạp, với nhiều tầng khảo cổ. C

Di chỉ khảo cổ Epidaurus nằm trong một thung lũng hẹp của Hy Lạp, với nhiều tầng khảo cổ. Có nhiều công trình kiến trúc nằm trong khu vực này nhưng nhiều nhất vẫn là những công trình công cộng như: bênh viện, điện thờ cúng. Các công trình này được xây dựng bổ sung trong một thời gian dài dưới thời Hy Lạp và La Mã. Một vài công trình đặc biệt được xây dựng để phục vụ tầng lớp thượng lưu, quý tộc. Một trong số những công trình đó là nhà hát Epidaurus – nhà hát được coi là kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại.

Nhà hát Epidaurus – nhà hát được coi là kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại.

Cũng như những nhà hát khác của Hy Lạp, nhà hát lộ thiên Epidaurus được xây dựng ở dưới chân đồi. Khán đài của nhà hát có hình bán nguyệt với đường kính 119 mét và có sức chứa 14.000 khán giả.

Năm 1881, tình cờ nhà hát Epidaurus được phát hiện dưới một lớp đất trên bán đảo Pelo-ponnese. Ngay sau đó, khu vực này đã được khai quật và toàn cảnh về nhà hát phát lộ. Theo tư liệu ghi chép thì nhà hát Epidaurus được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên với 55 hàng ghế xếp thành hình bán nguyệt. Công trình kiệt tác vĩ đại này là thành quả của kiến trúc sư Polyklcitos.

Theo tư liệu ghi chép thì nhà hát Epidaurus được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên với 55 hàng ghế xếp thành hình bán nguyệt.

Điều khiến các kiến trúc sư hiện tại phải nể phục Polyklcitos là dù nhà hát Epidaurus có thể chứa 14.000 khán giả nhưng người ngồi ở hàng ghế cuối cũng khán giả vẫn có thể nghe âm thanh từ sân khấu mà không cần hệ thông khuyếch đại âm thanh. Tiếng hát không micro của một diễn viên trên sân khấu thoáng có thể được thính giả ở những hàng ghế sau cách đó 60m nghe thấy. Điều này cho thấy sự tính toán tài tình, kiệt xuất của vi kiến trúc sư đã sống cách đây nhiều thế kỷ.

Nhà hát lộ thiên Epidaurus - kiệt tác kiến trúc của Hy Lạp cổ đại được kiến trúc sư tài danh Polykcitos thiết kế và chỉ đạo xây dựng không chỉ là niềm tự hào của Hy Lạp mà còn khiến cả thế giới nể phục.

Vào thời kỳ nhà hát mới được hoàn thành, người Hy Lạp vẫn không thể hiểu được vì đâu mà một nhà hát lộ thiên lại có thể có được chất lượng âm thanh tuyệt hảo như vậy. Họ không biết điều đó được tạo nên bởi những viên đá chọn lọc làm chất liệu xây dựng nhà hát hay do kỹ thuật xây dựng. Thậm chí trong hàng trăm năm sau, chất lượng âm thanh của nhà hát vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều trong giới kiến trúc sư và các chuyên gia.

Chất lượng âm thanh của nhà hát vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều trong giới kiến trúc sư và các chuyên gia.

Phải mãi cho đến những năm gần đây, khi kỷ nguyên công nghệ với kỹ thuật đã vượt trội, 2 kỹ sư đến từ Viện Công nghệ Georgia ở Atlanta là Nico Declercq và Cindy Dekeyser mới đưa ra câu trả lời lý giải sự kỳ diệu này. Theo 2 kiến trúc sư thì chìa khóa ở đây chính là sự xắp xếp các hàng ghế ngồi theo bậc thang. Theo tính toán của họ, cấu trúc này là hình dáng hoàn hảo cho việc lọc âm, khử nhiễu các âm thanh tần số thấp (là thành phần chính của tiếng ồn nền trong nhà hát) đồng thời khuếch đại giọng có tần số cao của diễn viên. Tuy nhiên, kỹ sư Declercq không chắc chắn việc đặc tính này được tạo ra cố ý hay vô tình trong quá trình thiết kế. Nhưng dù thế nào, ông vẫn cho rằng người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đánh giá đúng khả năng truyền âm của nhà hát Epidaurus và áp dụng chúng cho những nơi khác.

Mặt bằng thiết kế nhà hát lộ thiên EpidaurusMặt bằng thiết kế nhà hát lộ thiên Epidaurus

Thêm một điều hấp dẫn chưa có lời giải tại nhà hát Epidaurus đó là khu vực sân khâu. Thông thường một sân khấu giao hưởng hoặc ca múa được thiết kế có hình tròn với đường kính khoảng 19,5 mét. Nhưng tại nhà hát Epidaurus, sân khấu với đường kính hoàn hảo 19,5 mét lại có một bệ thờ. Các nhà lịch sử và khảo cổ cho rằng khả năng bệ thờ này là để thờ Thần rượu nho của Hy Lạp.

Cách thiết kế những bậc thang chính là chìa khóa giúp lọc tạp âm và khuếch tán âm thanh, mang lại chất lượng âm thanh hoàn hảo cho nhà hát cổ đại nổi tiếng này.

Tại di chỉ khảo cổ Epidaurus còn một số công trình khác nhưng khi nói đến di sản này người ta chỉ nhắc tới nhà hát Epidaurus, lý do là bởi đây là công trình đã được phát lộ đầy đủ và là một công trình kiệt tác của kiến trúc Hy Lạp cổ đại.

Hiện nay, chính phủ Hy Lạp vẫn cho tổ chức một vài chương trình âm nhạc đặc biệt tại nhà hát tuy nhiên không thường xuyên.

Hiện nay, chính phủ Hy Lạp vẫn cho tổ chức một vài chương trình âm nhạc đặc biệt tại nhà hát tuy nhiên không thường xuyên. Đây cũng là một trong những điểm thăm quan du lịch nổi tiếng tại Hy Lạp

Theo disanthegioi.info
  • 848