Thung lũng Orkhon - Di sản văn hóa thế giới tại Mông Cổ

  •  
  • 999

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Thung lũng Orkhon của Mông Cổ là Di sản văn hóa thế giới năm 2004.

Thung lũng Orkhon

Thung lũng Orkhon nằm trải dọc theo bờ sông Orkhon ở miền trung của đất nước Mông Cổ. Khu vực thung lũng có diện tích 121.967 ha bao gồm một khu vực đồng cỏ rộng lớn nằm dọc hai bên bờ sông, cùng với đó là nhiều khu vực khảo cổ có niên đại từ thế kỷ thứ VI. Thung lũng Orkhon còn có một vùng đệm rộng 61.044 héc ta bao bọc xung quanh.

Dòng sông Orkhon

Trong nhiều thế kỷ thung lũng Orkhon được xem là kinh đô của đế chế Mông Cổ và cho đến nay nơi đây vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa du canh, du cư, mạng lưới thương mại và các khu vực hành chính, quân sự của triều đình Mông Cổ. Nơi đây cũng là trung tâm tôn giáo lớn nhất của các bộ tộc, bộ lạc trên đất nước Mông cổ. Vào thế kỷ thứ 13, 14 thung lũng Orkhon là kinh đô của triều đại Thành Cát Tư Hãn, đế chế rộng lớn của Thành Cát Tư Hãn vào kỳ đó được gọi là Khan.

Thung lũng Orkhon nằm trải dọc theo bờ sông Orkhon ở miền trung của đất nước Mông Cổ.

Dòng sông Orkhon là một dòng sông lớn bắt nguồn từ núi Khangai thuộc tỉnh Arkhanai chảy về phía bắc. Núi có tổng chiều dài 1.124 km trước khi hợp vào dòng sông Selenga, từ Selega dòng sông này chảy đến nước Nga rồi đổ vào hồ Baikal. Sông Orkhon có chiều dài lớn hơn Selenge và là sông dài nhất tại Mông Cổ. Sông Orkhon có hai nhánh sông con là sông Tuul và sông Tamir. Chạy dọc theo chiều dài sông có hai bộ tộc là Khar Balgas và Karakorum trong đó Khar Balgas là kinh đô cổ của vương quốc Hồi Hột và Cáp Lạc Hòa Lâm. Các nhà khảo cổ đã khai quật được một số ngôi mộ của người trong hoàng tộc Hung Nô tại thung lũng này. Gần sông Orkhon là sông Ulaan Tsutgalan với một thác nước tự nhiên rất đẹp, đây là một điểm đến khá nổi tiếng của Mông Cổ.

Làng bản trong thung lũng Orkhon

Toàn bộ thung lũng Orkhon là minh chứng của nền văn hóa du mục được phát triển qua nhiều thế kỷ.
Làng bản trong thung lũng Orkhon

Toàn bộ thung lũng Orkhon là minh chứng của nền văn hóa du mục được phát triển qua nhiều thế kỷ. Thung lũng Orkhon cũng là điểm giao thoa giữa nhiều nền văn hóa Đông và Tây trên mảnh đất nối liền Châu Âu – Châu Á.

Vào thời kỳ đỉnh cao của nền văn hóa du mục này, khu vực thung lũng Orkhon có nhiều Tu viện Phật Giáo được xây dựng, cho đến nay vẫn còn nhiều tu viện nguyên vẹn và được bảo tồn tốt. Bên cạnh những tu viện Phật Giáo, dọc hai bên bờ sông Orkhon còn có nhiều công trình được xây dựng với kiến trúc kết hợp giữa Châu Âu và Châu Á hiện vẫn còn tồn tại.

Khu vực thung lũng Orkhon có nhiều Tu viện Phật Giáo

Cho đến nay vẫn còn nhiều tu viện nguyên vẹn và được bảo tồn tốtCác Tu viện Phật giáo tại thung lũng Orkhon

Thung lũng Orkhon được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới với các tiêu chí:

Tiêu chí (ii): Thung lũng Orkhon thể hiện rõ nền văn hóa du mục cũng như tiến trình phát triển bền vững của hình thức sinh hoạt này. Thung lũng Orkhon còn có ý nghĩa lịch sử bởi nơi đây là nơi tập trung thương mại, quân sự, tôn giáo của đế chế Mông Cổ. Bên cạnh đó, kinh đô của đế chế Mông Cổ là nơi giao thao và chịu sự ảnh hưởng của hai nền văn hóa đông tây, Châu Âu và Châu Á.

Thung lũng Orkhon thể hiện rõ nền văn hóa du mục cũng như tiến trình phát triển bền vững của hình thức sinh hoạt này.

Cuộc sống du mục của người bản địa ven sông OrkhonCuộc sống du mục của người bản địa ven sông Orkhon

Tiêu chí (iii): Nền tảng của sự phát triển tại thung lũng Orkhon trong suốt nhiều thế kỷ là nền văn hóa nhiều ý nghĩa. Nền văn hóa này được kết hợp hài hòa giữa cuộc sống du canh, du cư và cuộc sống quý tộc của đế chế Mông Cổ.

Tiêu chí (iv): Thung lũng Orkhon là minh chứng nổi bật cho quá trình phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của thế giới. Trước hết, đây chính là kinh đô là trung tâm kinh tế xã hội của đế chế Mông Cổ. Thứ hai nó phản ánh một đất nước Mông Cổ hùng mạnh. Ngoài ra, tại thung lũng này còn có nhiều tu viện Phật Giáo và các công trình có ý nghĩa văn hóa lịch sử với kiến trúc đặc trưng của vùng.

Cập nhật: 24/02/2016 Theo disanthegioi.info
  • 999