Điều gì xảy ra nếu bạn uống cà phê hòa tan mỗi ngày?

Cà phê hòa tan có tốt cho sức khỏe không?
  •   43
  • 1.651

Những người yêu thích cà phê chắc hẳn đã có lúc băn khoăn rằng cà phê hòa tan liệu có tốt giống như cà phê rang xay thông thường hay không.

Nhiều người có thói quen thức khuya làm việc. Đặc biệt với các lập trình viên, designer, việc thức khuya càng phổ biến. Họ thường làm việc đến 23h, 0h ngày hôm sau hoặc có thể tới 3h, 4h sáng. Để giảm thiểu tình trạng buồn ngủ, uể oải, nhiều người dùng cà phê hòa tan.

Không chỉ dân văn phòng mà nhiều sinh viên cũng có thói quen uống cà phê để học tập hiệu quả hơn. Nhưng cà phê hòa tan có tác dụng phụ nào khác đối với cơ thể con người? Nếu bạn uống lâu dài, cà phê hòa tan sẽ tạo nên ảnh hưởng gì? Chúng ta hãy cùng xem xét trường hợp dưới đây.

Li, đến từ Thượng Hải, năm nay 26 tuổi. Bởi vì nhịp sống ở thành phố rất nhanh, áp lực cũng lớn hơn tại các thành phố khác nên dù là một thực tập sinh, Li cũng thức khuya vì công việc.

Cà phê hòa tan
Cà phê hòa tan.

Để có thể trở thành nhân viên chính thức càng sớm càng tốt, Li rất siêng năng làm việc. Cô thường làm thêm giờ cho đến 3h hoặc 4h sáng. Do đó, cô thường xuyên thiếu ngủ, không có sức lực. Lúc cần tăng hiệu quả công việc vào ban ngày hay để sảng khoái tinh thần vào ban đêm, cô uống cà phê hòa tan. Cô không uống được cà phê quá đắng nên chọn cà phê có thêm đường. Sau một thời gian, cô dần tăng cân và mất đi vẻ ngoài thon thả trước đây. Bạn bè của cô lo lắng cho tình trạng thể chất của cô, vội vàng thúc giục Li đến bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng. Lúc này, cô mới biết chỉ số đường huyết của mình đã vượt quá mức tiêu chuẩn, chuyển biến nặng thành bệnh tiểu đường.

Ban đầu, Li cảm thấy rất khó hiểu, tại sao cô lại mắc bệnh tiểu đường khi còn trẻ? Khi bác sĩ hỏi về thói quen hàng ngày của Li, cô mới vỡ lẽ đó mọi chuyện có thể bắt nguồn từ việc cô uống cà phê hòa tan thay nước lọc.

Bác sĩ cho biết, mặc dù cà phê hòa tan tiện lợi hơn nhiều so với các loại cà phê khác, người ta cho vào cà phê rất nhiều đường để hương vị cà phê thơm ngon hơn. Vị này phân tích nếu thỉnh thoảng uống một, hai cốc cà phê hòa tan, nó không tích tụ đường quá nhiều trong cơ thể. Nhưng nếu dùng thức uống này thay nước lọc như Li, lượng đường trong máu sẽ tăng cao nghiêm trọng và gây ra bệnh tiểu đường. Mặt khác, nó cũng sẽ đẩy nhanh quá trình mất canxi trong cơ thể, khiến xương giòn và loãng.

Cà phê hòa tan là gì?

Cà phê hòa tan, hay còn gọi là cà phê uống liền, là loại cà phê có dạng bột nhuyễn, được chiết xuất từ những hạt cà phê đã được rang khô.

Chiết xuất này được tạo ra bằng cách pha cà phê như bình thường nhưng được cô đặc hơn. Sau khi pha, người ta bỏ nước khỏi dịch chiết để chiết xuất cà phê khô lại. Chiết xuất này sẽ tan ra khi pha vào với nước.

Một trong những phương pháp sản xuất cà phê hòa tan là "sấy phun". Trong phương pháp này, người ta dùng không khí nóng để sấy cà phê và tạo thành bột mịn hoặc hạt nhỏ.

Một phương pháp khác để sản xuất cà phê hòa tan là "sấy lạnh", trong đó chiết xuất cà phê được đông lạnh, cắt thành các miếng nhỏ và sấy khô ở nhiệt độ thấp trong điều kiện chân không.

Cả 2 phương pháp sản xuất này đều giữ được mùi thơm và hương vị của hạt cà phê.

Người ta cho vào cà phê hòa tan rất nhiều đường để hương vị cà phê thơm ngon hơn.
Người ta cho vào cà phê hòa tan rất nhiều đường để hương vị cà phê thơm ngon hơn.

Các tác động do uống cà phê thường xuyên

1. Khó giảm cân

Cà phê hòa tan chứa nhiều calo. Do đó, sử dụng đồ uống này thường xuyên không những chẳng giúp bạn giảm cân mà còn khiến tích tụ thêm lượng đường trong cơ thể lẫn mỡ thừa, gây béo phì. Nó cũng dễ làm cho quá trình trao đổi chất của cơ thể không diễn ra bình thường.

Vì lợi ích kinh tế, nhiều hãng chọn các loại hạt cà phê chất lượng kém để làm cà phê hòa tan, không có lợi cho sức khỏe.

Uống cà phê khiến nhịp tim tăng đều lên.
Uống cà phê khiến nhịp tim tăng đều lên.

2. Tăng tốc nhịp tim

Dù uống cà phê hòa tan hay cà phê xay thủ công, nhịp tim của cơ thể con người đều tăng lên. Nguyên nhân do cơ thể phải chịu gánh nặng lớn, nhịp tim không ổn định khi con người thức khuya trong thời gian dài.

Ngoài ra, uống cà phê sẽ kích thích các dây thần kinh trong cơ thể ở một mức độ nhất định, mang lại hiệu quả sảng khoái cho cơ thể con người. Nhưng với người có chức năng tim mạch và mạch máu não, phổi yếu, cà phê sẽ làm tăng áp lực cho những bộ phần này. Nó khiến nhịp tim tăng cao, thậm chí dễ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

3. Đường huyết tăng cao

Từ danh sách thành phần in trên bao bì, một số loại cà phê hòa tan chứa nhiều đường, calo và chất béo. Nếu một người uống cà phê hòa tan trong thời gian dài, lượng đường huyết sẽ không ổn định, dễ dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao và có thể là bệnh tiểu đường như Li ở phần đầu bài viết.

4. Tổn thương sức khỏe đường tiêu hóa

Với bệnh nhân có chức năng tiêu hóa suy giảm, không nên uống cà phê, bởi nó ít nhiều gây kích ứng đường tiêu hóa, còn có thể làm rối loạn tiêu hóa.

5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não

Cà phê chứa caffein nên có tác dụng giải khát, chính vì vậy nó được nhiều dân văn phòng ưa chuộng. Tuy nhiên, ở cà phê hòa tan, nhiều hãng đã pha các loại hương vị khác nhau để cà phê đậm đà hơn.

Cà phê có chứa kem không sữa khiến cơ thể tích tụ một lượng lớn chất béo. Đồng thời, lượng lớn chất phụ gia cũng sẽ khiến một số mạch máu não gặp vấn đề. Nếu uống cà phê hòa tan trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cập nhật: 18/05/2023 Ngôi Sao/PNVN
  • 43
  • 1.651