'Đôi mắt' kỳ diệu của loài rắn nước

  •  
  • 3.348

Các xúc tu kì diệu của con rắn nước có thể giúp nó “nhìn thấy” con mồi trong những vùng nước âm u, nhờ dao động nhẹ của dòng nước được gây ra bởi các con mồi.

Loài rắn Erpeton Tentaculatum được sử dụng làm thí nghiệm.

Ken Catania và các đồng nghiệp ở trường Đại học Vanderbilt, Tennessee, đã dùng một sợi tóc chạm nhẹ vào các xúc tu ở môi trên của loài rắn Erpeton Tentaculatum và ghi lại kết quả hoạt động của các dây thần kinh của chúng. Những xúc tu này được chứng minh là một bộ phận xúc giác cực kì nhạy cảm ngay cả với những dao động nhỏ nhất.

Bản đồ ghi lại đường đi của các dây thần kinh của các xúc tu đã cho thấy rằng tín hiệu đuợc dẫn vào một khu vực của não (nơi tạo ra các tín hiệu giác quan) và tại đây sẽ phản ứng mạnh mẽ với các tín hiệu thị giác. Catania giải thích: “Điều này cho thấy 2 phần của thông tin đang trao đổi, nhất trí với nhau”.

Để kiểm tra khả năng sử dụng các giác quan (xúc tu và thị giác) để săn mồi của loài rắn này, các nhà nghiên cứu đã bỏ chúng vào trong một bể với mực nước xác định và cạnh bể họ cho chiếu một bộ phim hoạt hình về các loài cá đang bơi. Loài rắn này đã tấn công các con cá một cách chính xác, điều này cho thấy chúng có thể săn mồi chỉ bằng cách dùng thị lực.

Sau đó các nhà nghiên cứu bỏ 5 con cá còn sống vào trong một cái bể tối đen, và dùng camera hồng ngoại để quay lại. Kết quả thu đuợc là: mặc dù các con rắn tấn công ít hơn, nhưng chúng vẫn có thể tấn công và bắt được các con cá đang bơi cách đầu và xúc tu của chúng vài cm.

Catania khẳng định rằng, chính các xúc tu giúp cho loài rắn có thể săn mồi trong đêm và ở những vùng nước tối.

Theo VietNamNet (Newscientist)
  • 3.348