Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

  •  
  • 943

Cách đây không lâu, một nhóm kỹ sư và công nhân xây dựng đã đến thành phố Dương Tuyền, tỉnh Sơn Tây để xây dựng và sửa sang lại một căn nhà xưa cũ.

Trong thời gian này, họ phát hiện ra một chiếc giếng cổ và liên lạc với giới khảo cổ địa phương. Sau khi các nhà khảo cổ đến tìm hiểu, họ phát hiện đây là một chiếc giếng có từ thời Chiến Quốc.

Hiện, đây là chiếc giếng lớn nhất được biết đến và cũng là chiếc giếng được bảo tồn tốt nhất. Thú vị nhất là giếng được thiết kế theo hình chín cạnh, bên trong giếng được xây bằng gỗ nhưng kỳ diệu thay không hỏng hóc hay mục nát.

Giếng cổ này được xác nhận là giếng cổ lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất. 
Giếng cổ này được xác nhận là giếng cổ lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất.

Theo thông tin đăng tải, ngay khi phát hiện giếng cổ, các kỹ sư xây dựng đã liên hệ với đơn vị liên quan tỉnh Sơn Tây. Rất nhanh sau đó, chuyên viên của Viện nghiên cứu khảo cổ tỉnh Sơn Tây và Trung tâm quản lý di tích văn hóa thành phố Dương Tuyền đã bắt đầu quá trình khảo cổ và nạo vét, phát hiện ra giếng được xây dựng từ thời Chiến Quốc, rất quý hiếm.

Ông Trịnh Hải Vĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích Văn hóa thành phố Dương Tuyền, tỉnh Sơn Tây đã chỉ ra rằng, giếng nước có hình chín cạnh và được nâng đỡ bằng gỗ, bên trong giếng có lớn than và và phù sa.

Lớp gỗ làm giếng là gỗ bách, được ghép mộng nguyên bản và đóng xung quanh thành giếng. Sau khi được kết nối lại, giếng có hình chín cạnh khép kín, xếp chồng lên nhau từng tầng một, tổng cộng có 38 tầng, sâu 9m và đường kính 4,5 mét.

Giếng cổ thời Chiến Quốc được làm bằng gỗ, có 38 tầng, sâu 9m và đường kính 4,5 mét.
Giếng cổ thời Chiến Quốc được làm bằng gỗ, có 38 tầng, sâu 9m và đường kính 4,5 mét.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ tìm được một số lượng lớn thùng, mảnh vỡ của gạch ngói và vật liệu xây dựng bằng gỗ đã qua xử lý trong giếng.

Cá nhà khảo cổ suy đoán rằng có thể đã có một gian hàng phía trên giếng. Ông Trịnh Hãi Vĩ cũng cho hay, chiếc giếng cổ này có niên đại từ thời Chiến Quốc, có lẽ bị bỏ hoang vào thời Tây Hán. Đây là giếng thời Chiến Quốc lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất được phát hiện cho đến nay.

Thiết kế hình chín cạnh của nó rất đặc biệt, thể hiện sự khéo léo và tinh xảo trong kiến trúc xây dựng của người thời đó.

Hiện, giếng được công nhận là di tích lịch sử, có giá trị vô cùng quan trọng.

Cập nhật: 08/04/2021 Theo petrotimes
  • 943