Dùng vi khuẩn chống động đất

  •  
  • 956

Loài vi khuẩn Bacillus pasteurii có khẳ năng biến cát thành xi-măng. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã có sáng kiến dùng chúng để làm cho một vùng đất tơi xốp trở nên rắn chắc, bảo vệ các toà nhà chống động đất.

Vi khuẩn Bacillus pasteurii

Vi khuẩn Bacillus pasteurii (Ảnh: playfuls)

Khi đất rung chuyển, các vùng đất nhiều cát trở nên gần như ở dạng lỏng và các toà nhà tọa lạc ở các vùng này không thể chống chọi lại. Để giải quyết vấn đề này, cho tới nay chỉ có biện pháp đưa chất nhựa epoxy vào đất để làm cứng đất. Nhưng chất độc này để lại hậu quả gây hại môi trường.

Nhà nghiên cứu Mỹ Jason Dejon thuộc Trường Đại học California đã thử nghiệm một biện pháp khác. Đó là sử dụng vi khuẩn Bacillus pasteurii chuyên tạo chất calcit (carbonat calcium) làm kết dính các hạt cát với nhau. Loài vi sinh vật này đã từng được dùng để bít vết nứt ở các bức tượng.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khi đưa loài vi khuẩn này vào vùng đất nhiều cát cùng các chất dinh dưỡng và oxy sẽ tạo ra một hình trụ rắn có cấu trúc bằng sành. Liệu pháp không gây độc hại này có thể được thực hiện trước, thậm chí sau khi xây nhà. Cấu trúc của đất vẫn không thay đổi, chỉ có những khoảng không gian trống giữa các hạt cát trở nên rắn chắc.

Các nhà nghiên cứu hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm quy mô rộng hơn và chuẩn bị sử dụng một máy ly tâm mô phỏng động đất đặt tại Đại học UC Davis. Một số máy tương tự hiện có mặt tại Mỹ, Nhật và châu Âu.

Vi khuẩn Bacillus pasteurii chuyên tạo chất calcit (carbonat calcium) làm kết dính các hạt cát với nhau.
Vi khuẩn Bacillus pasteurii chuyên tạo chất calcit (carbonat calcium) làm kết dính các hạt cát với nhau.
(Ảnh: Discovery)

N.S

Theo Futura-Sciences, Đài Truyền Hình Tp. Hồ
  • 956