Giải mã sự tồn tại của người ngoài hành tinh dựa trên công nghệ của họ

  •  
  • 1.779

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất "Dự án Galileo", nhằm tìm kiếm tàn tích của các nền văn minh ngoài hành tinh trong hệ mặt trời và hơn thế nữa, chẳng hạn như: các thiên thể bí ẩn như "Oumuamua" - từng được các nhà khoa học coi là tàn tích của các nền văn minh ngoài hành tinh. Các tàu thăm dò tiềm năng của người ngoài hành tinh hoặc các cấu trúc khổng lồ trong không gian xa xôi. Hiện tại, các nhà khoa học hy vọng sẽ sử dụng những công nghệ mới nhất để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh và thay đổi hoàn toàn hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Dưới đây là bốn công nghệ tiềm năng có thể dẫn chúng ta đến việc khám phá sự sống ngoài Trái đất:

1. Siêu cấu trúc

Vỏ hình cầu bao bọc ngôi sao chủ - "quả cầu Dyson".
Vỏ hình cầu bao bọc ngôi sao chủ - "quả cầu Dyson".

Cũng như nhu cầu năng lượng của Trái đất ngày càng tăng, nhu cầu năng lượng của một nền văn minh ngoài hành tinh tiên tiến cũng vậy. Vào năm 1960, nhà vật lý người Mỹ gốc Anh Freeman Dyson đã đề xuất những điều tương tự, theo sự phát triển, những nền văn minh ngoài hành tinh sẽ sử dụng toàn bộ năng lượng của ngôi sao chủ. Và khi như cầu về năng lượng trở nên quá cao, sao chủ không còn đáp ứng được thì nền văn minh ngoài hành tinh với công nghệ tiên tiến có thể tháo rời vành đai tiểu hành tinh và xây dựng lại nó thành một vỏ hình cầu bao bọc ngôi sao chủ - "quả cầu Dyson". Điều này không chỉ cung cấp một lượng năng lượng khổng lồ, mà còn cung cấp một diện tích bề mặt khổng lồ cho phép phần bên trong của lớp vỏ hình cầu tồn tại.

Những cấu trúc như vậy có thể được phát hiện bởi vì theo định luật nhiệt động lực học, nó sẽ bị nóng lên vì hấp thụ ánh sáng và sau đó giải phóng nhiệt dưới dạng bức xạ hoặc tia hồng ngoại xa.

2. Công nghiệp hóa vật chất

Với sự tiến bộ và phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền văn minh nhân loại đã thải vào bầu khí quyển Trái đất một lượng lớn hóa chất gây ô nhiễm, tương tự như vậy, các nền văn minh ngoài Trái đất cũng sẽ phát triển và tạo ra những hóa chất này.

Theo giáo sư vật lý thiên văn Avi Loeb, một số hóa chất công nghiệp đặc biệt cần được tìm thấy trong bầu khí quyển ngoài hành tinh chẳng hạn như: tetrafluoromethane (CF4) và trichlorofluoromethane (CCl3F), cả hai hóa chất đều là chất làm lạnh, hai chất chlorofluorocarbons (CFC) dễ phát hiện nhất.

Avi Loeb cho biết: "Nếu bầu khí quyển của một hành tinh có các chỉ số tetrafluoromethane và trichlorofluoromethane cao gấp 10 lần so với các chỉ số liên quan đến khí quyển của Trái đất, thì Kính viễn vọng Không gian James Webb sẽ quan sát được những quan sát quan trọng này trong 1,2 và 1,7 ngày tương ứng với các dấu hiệu hóa học".

3. Solar sail

Nếu người ngoài hành tinh cố gắng du hành xuyên không gian giữa các vì sao, họ sẽ gặp phải những vấn đề tương tự như con người - cần rất nhiều nhiên liệu.

Ý tưởng để giải quyết vấn đề này được đưa ra bởi Robert Forward thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hughes ở California, Hoa Kỳ, người đã đề xuất một cánh buồm nhẹ điều khiển bằng laser vào năm 1984. Trong đó những tàu vũ trụ sẽ được gắn một cánh buồm siêu mỏng, có kích thước khổng lồ, được làm bằng vật liệu phản chiếu, điều khiển bằng tia laser chạy bằng năng lượng mặt trời. Dữ liệu tính toán của ông cho thấy một máy dò nặng 1 tấn có thể được gắn vào một cánh buồm nhẹ rộng 3.600 mét, có thể được gia tốc tới tốc độ 11% tốc độ ánh sáng bằng tia laser 65GW.

Cánh buồm mặt trời
Cánh buồm mặt trời là một phương pháp đẩy tàu vũ trụ sử dụng áp suất bức xạ do ánh sáng mặt trời tác động lên các tấm gương lớn. Một số sứ mệnh bay vũ trụ để kiểm tra sức đẩy và điều hướng bằng năng lượng mặt trời đã được đề xuất từ những năm 1980.

Gần đây, dự án "Breakthrough Starshot" đã đề xuất lại khái niệm về cánh buồm mặt trời. Hiện tại, lý thuyết thiết kế của nó vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng mục tiêu cuối cùng là sử dụng mảng laser 100GW để thực hiện một chuyến bay có trọng tải nhỏ qua không gian giữa các vì sao với tốc độ bằng 20% tốc độ ánh sáng.

Nếu người ngoài hành tinh lên kế hoạch du hành vũ trụ và du hành xuyên không gian giữa các vì sao bằng cách sử dụng cánh buồm mặt trời thuộc loại điều khiển kích thích giống Trái đất, chúng ta có thể sec phát hiện được thông qua các tia sáng nhấp nháy của công tắc laser trên cánh buồm của họ.

4. Hệ thống truyền dẫn lỗ sâu (lỗ giun)

Hệ thống truyền dẫn lỗ sâu (lỗ giun)
 Lỗ sâu là lối tắt xuyên thời gian và không gian

Một nền văn minh thông minh đủ tiên tiến có thể thao túng thời gian và không gian, từ đó tạo ra "lỗ sâu". Theo lý thuyết hấp dẫn của Einstein, lỗ sâu là lối tắt xuyên thời gian và không gian, việc tạo ra những lối tắt như vậy là khả thi khi đạt đến một trình độ công nghệ nhất định, chúng ta có thể đi qua các thiên hà chỉ trong tích tắc.

Lỗ giun vốn dĩ không ổn định. Chúng cần "vật chất" đẩy để hỗ trợ việc mở lỗ giun. Năng lượng của nó tương đương với năng lượng được giải phóng bởi một số lượng lớn các ngôi sao trong Dải Ngân hà.

Nếu người ngoài hành tinh tạo ra một mạng lưới các lỗ sâu, nó có thể được phát hiện bằng phương pháp microlensing hấp dẫn, lực hấp dẫn của một thiên thể sẽ phóng đại nhanh ánh sáng của ngôi sao khi nó đi qua giữa Trái đất và một ngôi sao ở xa. Giáo sư Fumio Abe tại Đại học Nagoya, Nhật Bản cho biết, nếu có một lỗ sâu, các hình thái sáng và tối của các ngôi sao sẽ rất khác nhau. Nếu bán kính của lỗ sâu từ 100-100 triệu km và nó được kết nối với Dải Ngân hà, nó phổ biến như những ngôi sao bình thường, sau đó bằng cách phân tích lại dữ liệu lịch sử, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về bí mật của lỗ sâu.

Cập nhật: 23/10/2024 Trí Thức Trẻ
  • 1.779