Kali xyanua là gì?

  •   4,84
  • 19.629

Từng được Đức Quốc xã sử dụng rất nhiều trong Thế Chiến II với nhiều hình thức khác nhau, Kali xyanua là nỗi kinh hoàng cho hàng triệu người dân châu Âu thời bấy giờ.

Hợp chất kali xyanua là gì?

Sử dụng trong ngành kim hoàn, người ta dùng kali xyanua để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học. Đôi khi, kali xyanua cũng được sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng. Cho đến những năm thập niên 1970, hợp chất này còn được sử dụng trong thuốc diệt chuột.

Kali xyanua được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1704 tạo Berlin, Đức trong thí nghiệm của bác sỹ người Đức Johann Conrad Dippel. Ông đã trộn hỗn hợp máu khô với Kali và Ion Sunfat cho ra một hỗn hợp màu xanh đậm với tên gọi “màu xanh Berlin”.

Kali xyanua hay xyanua kali là tên gọi của một loại hợp chất hóa học không màu của kali có công thức KCN.
Kali xyanua hay xyanua kali là tên gọi của một loại hợp chất hóa học không màu của kali có công thức KCN.

Năm 1782, một nhà khoa học Thụy Điển đã đun nóng hợp chất trên với axit sulfuric loãng. Ông nhận thấy một axit mới được hình thành là axit hydro xyanua (một dạng hợp chất của xyanua). Loại axit này tan nhiều trong nước.

Ngày nay, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu cũng như hiểu biết sâu hơn về đặc điểm và tính chất của xyanua cùng các hợp chất của chúng, đặc biệt là chất kịch độc Kali xyanua.

Kali xyanua – Kẻ giết người vô hình và tàn độc

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) Kali xyanua hay xyanua kali là tên gọi của một loại hợp chất hóa học không màu của kali có công thức KCN. Nó có mùi giống như mùi quả hạnh nhân, có hình thức bề ngoài giống như đường và hòa tan nhiều trong nước.

Kali xyanua có mùi giống như hạnh nhân. 
Kali xyanua có mùi giống như hạnh nhân. 

Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất vô cùng độc (T+), có thể giết người với liều lượng thấp. Tuy vậy, là một trong số rất ít chất có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước, nó được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học. Đôi khi nó cũng được sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.

Vì là một chất không màu cộng thêm mùi thơm giống hạnh nhân, chỉ cần ăn nhầm từ 200 đến 250 mg chất kịch độc này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 30 giây đến 2 phút. Sau khoảng 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 3 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.

Chỉ cần 0,15 – 0,2 g chất độc xyanua là có thể khiến một người khỏe mạnh tử vong. Người nào ăn, uống hoặc hít phải chất độc trên thường có các triệu chứng như: chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, cảm giác lo lắng, sợ hãi, tay chân lạnh, co giật, hôn mê… dẫn đến tử vong.

Cơ chế gây độc của kali xyanua

Con người thường nhiễm độc xyanua theo 3 đường chính:

  • Đường tiêu hóa thông qua thức ăn và nước uống.
  • Đường hô hấp vì axit xyanua có thể bay hơi.
  • Sau cùng xyanua cũng có thể xâm nhập qua da.

Giống như các hợp chất xyanua khác, kali xyanua gây độc bằng cách ngăn chặn sự trao đổi chất của tế bào. Kali xyanua có khả năng tạo liên kết hóa học với các heme trong máu (như hemoglobin), làm cho các tế bào không lấy được ôxy và bị hủy hoại.

Khi bị nhiễm độc kali xyanua, người trúng độc thường có các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, co giật và hoàn toàn có thể tử vong ngay sau đó nếu nồng độ Kali xyanua trong máu lớn hơn 1mg/l.

Ước tính, khi bị nhiễm độc một lượng lớn kali xyanua, não và tim sẽ bị tổn thương nặng trước khi dẫn đến tử vong. Chưa hết, giới khoa học nhận định chỉ một lọ 500g kali xyanua có thể đủ sức giết chết 2.500 người khỏe mạnh nếu chẳng may nhiễm độc.

Sơ cứu khi nhiễm độc kali xyanua bằng cách nào?

Theo Wikipedia, khi bị ngộ độc kali xyanua, cần sơ cứu nạn nhân bằng cách cho thở bằng khí ôxy. Trong các phân xưởng có sử dụng kali xyanua, thường có sẵn bộ cấp cứu trong trường hợp nhiễm độc, bao gồm các chất amyl nitrit, natri nitrit, xanh methylen và natri thiosunfat.

Đường glucozơ có khả năng làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của kali xyanua, đồng thời bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với kali xyanua. Tuy nhiên, mọi người cần nhớ rõ glucozơ không có khả năng giải độc khi bị nhiễm độc kali xyanua.

PGS.TS Phạm Duệ (Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý thêm, khi bị ngộ độc xyanua, người dân không thể tự xử lý mà phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực và dùng thuốc giải độc. Khi đi cấp cứu, đặt bệnh nhân nằm nghiêng an toàn (nửa người dưới nằm sấp, mặt nghiêng sang một bên) khi bênh nhân bị co giật. Không để bệnh nhân bị ngã. Không dùng vật cứng chèn miệng nạn nhân co giật mà nên thay bằng vật mềm như khăn…

Cập nhật: 17/07/2024 Tổng Hợp
  • 4,84
  • 19.629