Khám phá nội thất 'khủng' của tàu Discovery

  •  
  • 3.590
Chỉ còn ít ngày nữa tàu con thoi Discovery sẽ thực hiện sứ mệnh cuối cùng của nó. Là tàu con thoi thứ ba của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) được đưa vào hoạt động, Discovery cũng là con tàu cũ nhất còn được sử dụng đến ngày nay kể từ năm 1984.

Hãy cùng xem NASA đã tạo ra Discovery như thế nào.

1. Khoang trước

Trong bức ảnh này các kỹ sư của công ty Rockwell đang tiến hành kiểm tra xem các bộ phận trên và dưới của khoang trước tàu Discovery có vừa với nhau không. Ảnh chụp ngày 26/2/1982.

2. Phần thân sau

Cũng giống như những tàu con thoi khác của NASA, phần thân sau của Discovery bao gồm 3 động cơ chính sẽ giúp đưa nó vào không gian. Bức ảnh này là hình ảnh một động cơ chính của Discovery được lắp đặt tại nhà máy của công ty Rockwell, California vào 9/3/1982.

Bức ảnh này chụp vào 6/4/1982 cho thấy phần thân sau của Discovery nơi đặt động cơ chính và khoang chứa hệ thống điều khiển quỹ đạo OMS.

3. Phần thân giữa

Tàu Discovery có một khoang tải dài khoảng 18 mét, đủ để chứa một chiếc xe buýt.

4. Lắp đặt cánh

Tháng 5 năm 1982 là lúc lắp đặt cánh cho tàu Discovery. Trong bức hình chụp ngày 5/5/1982, các kỹ sư đang lắp đặt cánh bên trái cho tàu Discovery.

5. Dần thành hình

4/8/1982, tàu Discovery đã thành hình. Trong bức hình này toàn bộ phần dưới phía trước, cánh cũng như phần thân giữa của Discovery đều đã được lắp đặt hoàn chỉnh.

6. Nối phần trước và sau

Ngày 10/9/1982 các kỹ sư đã thực hiện việc ghép nối phần khoang lái với phần thân sau của Discovery.

7. Tấm cách nhiệt đen

Để tránh cho tàu Discovery bị tầng khí quyển phá hỏng khi quay trở về Trái đất, các kỹ sư đã thiết kế một tấm cách nhiệt siêu nhẹ. Ở phía dưới cánh của Discovery được lắp hàng ngàn những tấm cách nhiệt màu đen với khả năng chịu nhiệt cao như vậy.

8. Lắp đặt hệ thống

Tháng 4/1983, hệ thống điều khiển của Discovery đã được lắp đặt hoàn thiện. Trong bức ảnh chụp ngày 19/4/1983, tại một phân xưởng của Boeing đặt tại thành phố Palmdale, California, các kỹ sư đang tiến hành lắp đặt những thiết bị cuối cùng của hệ thống điều khiển cho tàu Discovery.

9. Bay vào không gian

Ngày 30/8/1984, sau nhiều năm chuẩn bị, tàu Discovery lần đầu tiên được phóng vào không gian thực hiện nhiệm vụ mang số hiệu STS-41-D. Nhiệm vụ đầu tiên kéo dài trong 6 ngày của Discovery chủ yếu là mang 3 vệ tinh vào không gian và thử nghiệm kỹ thuật pin năng lượng mặt trời mới.

10. Nâng cấp

Sau 10 năm “phục dịch”, Discovery được sửa chữa, nâng cấp rất nhiều lần. Bức ảnh trên chụp từ tháng 9/1995 đến 6/1996 khi tàu Discovery được kiểm tra toàn diện.

[#RelatedNews(12)#]

Theo Vietnamnet, NASA
  • 3.590