"Kho báu" 14.000 năm tiết lộ nơi châu Mỹ - châu Á dính liền

  •  
  • 1.132

Kho báu Swan Point được khai quật ở Alaska đã mang đến nhiều bằng chứng sống động cho cây cầu bí ẩn nối Alaska và Siberia, thheo tuyên bố mới từ Văn phòng Lịch sử và khảo cổ Alaska (OHA).

Tờ Acient Origins dẫn lời nhà khảo cổ Chuck Holmes từ OHA cho biết các nghiên cứu từ Swan Pint đã giúp làm sáng tỏ thời kỳ tiền sử của khu vực, đem đến bằng chứng cho thấy con người thật ra đã khai phá châu Mỹ từ 14.000 năm trước, và nơi đầu tiên họ đặt chân đến là Alaska.

Một khu vực khảo cổ ở Swan Point
Một khu vực khảo cổ ở Swan Point - (Ảnh: OHA).

"Đây là độ tuổi lâu đời nhất, đầy đủ nhất mà chúng tôi có về những dấu tích của con người ở Alaska" - ông Holmes nói.

Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rất nhiều đồ tạo tác, chủ yếu là công cụ lao động. Phương pháp xác định niện đại qua bằng đồng vị carbon phóng xạ trên những món đồ làm bằng ngà voi ma mút cho thấy chúng đã 14.000 năm tuổi.

Một số đồ vật được làm ra bởi những người di cư đầu tiên đến Alaska
Một số đồ vật được làm ra bởi những người di cư đầu tiên đến Alaska là kho báu khảo cổ đặc biệt - (Ảnh: OHA)

Bằng chứng vững vàng nhất cho thấy những người Alaska từng là cư dân Siberia đó là một công cụ đá giống như kiếm ngắn, rất giống loại công cụ được sử dụng bởi người Dyuktai ở Siberia trong cùng thời kỳ.

Những điều này đã giúp làm sáng tỏ và minh chứng cho lý thuyết "cây cầu đất Beringia" mà một số nhà khoa học đề xuất trước đây.

Theo lý thuyết đó, vùng đất băng giá phía Bắc địa cầu từng không rời rạc như ngày nay. Khoảng mười mấy ngàn năm về trước, một dải đất hẹp đã nối liền châu Á và Bắc Mỹ. Vì vậy con người đã khai phá tân thế giới này rất nhiều năm trước khi Columbus tìm đến chỉ bằng phương pháp vô cùng đơn giản là đi bộ.

Tuy nhiên phải vài ngàn năm sau con người từ Alaska mới di chuyển xuống được phần còn lại.

Cập nhật: 17/08/2021 Theo NLĐ
  • 1.132