Pho tượng Văn Thù Bồ Tát ở một ngôi đền tại Nhật Bản lưu giữ nhiều đồ tạo tác cổ bên trong phần đầu và thân.
Kho tàng cổ vật bao gồm nhiều cuộn giấy và đồ tạo tác được tìm thấy trong thân tượng Phật lâu đời ở đền thờ Hokkeji tại thành phố Nara, Nhật Bản. Pho tượng Phật ngồi cao 76 cm chứa khoảng 180 đồ tạo tác.
Tượng Văn Thù Bồ Tát ở Bảo tàng Quốc gia Nara. (Ảnh: NHK).
Các nhà chức trách chưa rằng số đồ tạo tác này vẫn nằm yên tại chỗ từ khi được đặt vào pho tượng niên đại 700 năm. Họ sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính để thăm dò pho tượng. Khoảng 30 đồ tạo tác nằm ở phần đầu tượng và 150 đồ vật còn lại được nhét trong thân tượng.
"Xét về đồ tạo tác bên trong, pho tượng thực sự đặc biệt. Phát hiện có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử và văn hóa", Shigeki Iwata, giám đốc nghiên cứu đặc biệt ở Bảo tàng Quốc gia Nara.
Pho tượng khắc họa Văn Thù Bồ Tát, một trong tứ đại Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ. Ngài gắn liền với hình ảnh một tay cầm kinh Phật, một tay cầm kiếm và cưỡi trên mình sư tử. Văn Thù Bồ Tát xuất hiện nhiều trong nghệ thuật Nhật Bản, Tây Tạng, Nepal, Indonesia và nhiều nước châu Á khác.
Tượng Văn Thù Bồ Tát sẽ được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia Nara đến hết ngày 27/5. Nhà chức trách chưa tiết lộ họ có dự định thu thập đồ tạo tác bên trong tượng hay không.