Ngày nay, người Mosuo được mệnh danh là "đóa hồng cuối cùng của văn hóa mẫu hệ phương Đông".
Vân Nam và Tứ Xuyên, Trung Quốc nơi có bộ tộc Mosuo sinh sống có những phong tục tình dục độc đáo, nơi đó, khi các cô gái đến tuổi cập kê, cha mẹ giao chìa khóa nhà cho con thoải mái lựa chọn bạn tình cho đến khi nào thấy người nào ưng ý thì kết hôn.
Mosuo là bộ tộc Phật giáo cổ xưa tại tỉnh Vân Nam, thung lũng phía tây nam Trung Quốc, gần chân núi phía đông của dãy Himalaya. Những người dân tại đây theo chế độ mẫu hệ, tức người đàn ông không được coi trọng, còn phụ nữ mới là người chủ gia đình. Cả đàn ông lẫn đàn bà đều được phép có bao nhiêu bạn đời tuỳ thích mà không cần lo lắng bị xã hội phán xét.
Các cô gái Mosuo đến tuổi cập kê được phép chọn bạn tình thoải mái.
Ở bộ tộc này, không có những người bố, người chồng hay bạn trai sống cùng nhau. Thay vào đó, khi một cô gái đến tưởng trưởng thành, mẹ cô ấy đưa cho cô ấy một chìa khóa vào ngôi nhà của chính mình.
Những người dân tại đây theo chế độ mẫu hệ.
Đàn ông vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội, họ thường phải xa làng, đi theo những đoàn buôn lớn để bán các sản vật địa phương. Họ cũng có trách nhiệm xây dựng nhà cửa, đánh bắt cá, làm thịt các loại gia súc,…. Mặc dù không có trách nhiệm làm cha, họ có trách nhiệm với tư cách là chú đối với con của chị em mình, họ thực hiện các quyết định của “cụ bà tộc trưởng” và chăm sóc các cháu trong dòng họ.
Dân số người Mosuo khoảng 50.000 người và có ngôn ngữ bản địa riêng, nhưng không có chữ viết. Mosuo là một nhánh của dân tộc Naxi (Nạp Tây). Phụ nữ Mosuo là trụ cột gia đình, không chỉ ở nhà chăm sóc con cái mà còn phải ra ngoài làm việc, cày ruộng, kéo sợi để kiếm tiền nuôi gia đình.
Người Mosuo bên bờ hồ Lugu sống rất cởi mở, điều này có một phần ảnh hưởng bởi tục tẩu hôn. Tẩu hôn là một phần quan trọng của xã hội mẫu hệ. Thanh niên nam nữ ban ngày chủ yếu sinh hoạt tập thể, bày tỏ tấm lòng với người yêu qua múa hát, khi đã có cơ sở tình cảm thì mới tiến tới tẩu hôn.
Người đàn ông chỉ có thể lẻn vào phòng của phụ nữ sau khi màn đêm buông xuống và rời đi trước bình minh. Kiểu hôn nhân dạo này chỉ phụ thuộc vào cảm tính, không liên quan gì đến mọi điều kiện khác như kinh tế hay môn đăng hộ đối...
Người Mosuo tin rằng người mẹ phải được kính trọng và mẹ chi phối mọi thứ.
Người Mosuo tự hào về việc sinh con gái. Những đứa trẻ được sinh ra bởi hai người đã tẩu hôn đều do bên đàng gái nuôi dưỡng, người đàn ông không cần chịu trách nhiệm, đồng thời đứa trẻ sau này lớn lên cũng biết bố mình là ai. Sau khi một cuộc tẩu hôn tan vỡ, đôi bên vẫn tự do tiếp tục tẩu hôn với người khác.
Được biết, trong gia đình người Mosuo không có bố nhưng vẫn có cậu. Người cậu này phải tham gia mọi hoạt động của gia đình, nuôi dạy con cái của chị hoặc em gái, cùng nhau duy trì trật tự xã hội mẫu hệ.
Phương diện kinh tế của người cậu này vẫn do gia đình mẫu hệ của họ chi phối. Về già, người cậu sẽ được chăm sóc bởi các cháu của mình. Tối đi tìm nhà để “tẩu hôn”, sáng về làm việc cho gia đình.
Người Mosuo tin rằng người mẹ phải được kính trọng và mẹ chi phối mọi thứ. Người mẹ là trụ cột và chỗ dựa cho cuộc sống của người Mosuo. Tất cả các thành viên trong gia đình đều là con cháu của mẹ hoặc bà. Phụ nữ trong gia đình cả đời sống với mẹ. Trong lòng họ chỉ có quê mẹ mới là quê hương đích thực và vĩnh cửu, quê mẹ luôn rộng mở chào đón.
Bước vào kỷ nguyên văn minh thế kỷ 21, người Mosuo bên bờ hồ Lugu vẫn giữ nguyên chế độ mẫu hệ cổ xưa, gia đình hòa thuận, xã hội hòa bình. Đối với người Mosuo, tẩu hôn khiến họ yêu và lãng mạn cả đời, viết nên những đoạn cảm xúc thuần khiết nhất. Ngày nay, người Mosuo được mệnh danh là "đóa hồng cuối cùng của văn hóa mẫu hệ phương Đông".
Phụ nữ Mosuo chủ yếu sống bằng nghề dệt vải.
Họ sống tụ lại cùng nhau trong những ngôi làng đẹp như tranh vẽ với mái nhà gỗ mộc mạc. Ở độ cao 2.700 m so với mực nước biển, thành phố gần nhất cách tới 6 tiếng đi xe, hồ Lugu là một vùng xa xôi hẻo lánh nên những phong tục tập quán độc đáo của người Mosuo vẫn được bảo tồn.
Kể từ những năm 1990, bộ tộc Mosuo có nhiều thay đổi. Khách du lịch đến đây và nhiều nhà đầu tư làm đường, sân bay, xây khách sạn, tạo việc làm cho người Mosuo, khiến cách sống truyền thống của bộ tộc dần trở nên lạc lõng giữa những người trẻ tuổi. Các cô gái bắt đầu kết hôn với người ngoại tộc, sống cùng chồng và con trai, thay vì chỉ ở nhà mẹ đẻ như trước.
Nhiếp ảnh gia Karolin Klüppel, người đã dành một thời gian sống ở Mosuo, nói với National Geographic. "Cuộc sống sung túc hơn nhờ làm du lịch nhưng những người cao tuổi nhất của bộ tộc này đồng thời cũng cảm thấy thực sự đau buồn vì những thay đổi".
Trong khi những người trẻ tuổi hơn Mosuo đã trở nên hòa nhập hơn, nhiều cô gái còn kết hôn với người bên ngoài bộ tộc và chuyển đến các thành phố lớn hơn để tìm việc làm, những người phụ nữ lớn tuổi trở thành thế hệ còn lại bảo vệ văn hóa cổ xưa.