Lỗ hổng tầng ozon tại Nam cực bắt đầu thu nhỏ

  •   4,34
  • 3.405

Một nghiên cứu mới đây nhất cho biết lỗ thủng tầng ozone ở Nam cực đang bắt đầu thu nhỏ lại.

Tầng ozone nằm ở tầng bình lưu có khả năng ngăn chặn tia cực tím tới bề mặt Trái đất. Nếu không có tầng ozone, con người và động vật sẽ có khả năng cao bị ung thư da và nhiều loại bệnh khác. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy lỗ hổng ozone đã thu hẹp hơn 3.8 triệu km vuông - gần bằng một nửa diện tích nước Mỹ - kể từ năm 2000.

"Đây là một bất ngờ lớn", Susan Solomon, một nhà hóa học khí quyển tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố vào ngày 30/6 trên tạp chí khoa học cho biết. "Tôi không nghĩ rằng lỗ hỗng sẽ thu hẹp lại sớm như vậy".

Lỗ hổng ozone lớn nhất vào ngày 2/10/2015.
Lỗ hổng ozone lớn nhất vào ngày 2/10/2015. (Ảnh: USA TODAY).

Phát hiện này cho thấy hiệu quả trong việc toàn cầu đoàn kết cải thiện môi trường và con người có thể giải quyết những vấn đề thay đổi khí hậu lớn hơn, Solomon nói. Phải mất ít nhất 30 năm thì lỗ hỗng này mới hoàn toàn khép lại nhưng mỗi năm nó lại mở rộng ra thêm một chút, Solomon nói.

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện tầng ozone mỏng đi đáng kể vào cuối những năm 1950 và xác định nguyên nhân là do việc sản xuất các hợp chất hóa học có chứa chlorofluorocarbons (CFCs), được sử dụng trong tủ lạnh và thuốc xịt aerosol.

Cuối những năm 1980, có 196 quốc gia đã ký kết Nghị định thư Montreal, một thỏa thuận quốc tế nhằm hạn chế sản xuất CFC trên toàn thế giới.

Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy nỗ lực hạn chế sản xuất các chất làm phá hủy tầng ozone đã giúp "chữa lành" lỗ hổng ở Nam Cực.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy nỗ lực hạn chế sản xuất các chất làm phá hủy tầng ozone đã giúp "chữa lành" lỗ hổng ở Nam Cực. (Ảnh: USA TODAY).

Kích thước của lỗ hổng ozone thay đổi từ năm này sang năm khác. Lỗ hổng ozone mở rộng nhất sau mùa đông từ tháng 6 - tháng 8 ở Nam bán cầu, và co lại nhỏ nhất sau mùa hè từ tháng 12 đến tháng 1.

Đường kính của lỗ hổng ozone lớn nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10. Các nhà khoa học trong nghiên cứu này cho biết thời gian tốt nhất để đo kích cỡ lỗ hổng là trong tháng 9, khi nó bị tác động mạnh nhất bởi các chất CFC.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng lỗ ozone lớn kỷ lục vào tháng 10 năm ngoái chủ yếu được gây ra do một vụ phun trào núi lửa ở Chile 6 tháng trước đó. Núi lửa phun trào đã tạm thời làm gián đoạn các hoạt động hóa học của khí quyển đến mức lỗ hổng lớn đột phá.

Cập nhật: 01/07/2016 Theo PLO
  • 4,34
  • 3.405