Mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện tàn tích của Vạn Lý Trường Thành ở dọc biên giới khu tự trị Ninh Hạ (Ninhxia), Tây Bắc Trung Quốc và tỉnh Cam Túc (Gansu).
Phát hiện này đã xóa bỏ hoàn toàn quan niệm cho rằng khu vực này không có đoạn nào của Vạn Lý Trường Thành.
Phế tích được tìm thấy bao gồm 9 đoạn với tổng chiều dài hơn 10km, được cho là phần Tường Thành được xây từ đời Tần (221-206 TCN).
Một phần phế tích của Vạn Lý Trường Thành mới được phát hiện
Ông Zhou Xinghua - cựu giám tuyển của Bảo tàng Khu tự trị Ninh Hạ đồng thời là một chuyện gia về Vạn Lý Trường Thành cùng một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra tàn tích này hồi tháng 3 năm nay. Nhờ phát hiện mới này, các sử gia đã hiểu sâu hơn được về nơi bức tường được xây dựng. Ông Zhou cho biết: “Cuối cùng, chúng ta đã có thể ngắm được bức tranh hoàn chỉnh về Vạn Lý Trường Thành đời Tần”.
Vạn Lý Trường Thành là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Trung Quốc
Đoạn Tường Thành mới phát hiện được xây bằng những khối đá và những khối đất lớn, kéo dài từ làng Nam Xương (Nanchangtan) ở Ninh Hạ tới huyện Tĩnh Viễn (Jingyuan) của tỉnh Cam Túc. Do lũ lụt và sự xói mòn tự nhiên, chiều cao của các đoạn tường này đã bị giảm đi từ 1- 5m. Nhằm ngăn chặn giặc ngoại xâm qua sông Hoàng Hà khi bị đóng băng, nước Tần đã xây dựng các công sự dọc theo thung lũng ven sông.
Vạn Lý Trường Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1987. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010), Chính phủ Trung Quốc đã chi hơn 500 triệu NDT (khoảng 81,6 triệu USD) để bảo vệ công trình lịch sử vĩ đại này.