Loài "cá ma cà rồng" có đến 4 trái tim

  •   42
  • 4.237

Cá mù là một loài sinh vật lạ có hệ thống tuần hoàn nguyên thủy với 4 trái tim. Chúng sống kí sinh trên các loài động vật khác bằng cách hút máu của những loài động vật này.

Nỗi khiếp sợ loài 'cá ma cà rồng' có đến 4 trái tim

Loài cá mù (cá mút đá) tên tiếng Anh là Hagfish, dân gian thường gọi là lươn nhờn. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, chúng không thuộc họ lươn mà thuộc Siêu lớp Cá không hàm. Đây là một sinh vật lạ có hệ thống tuần hoàn nguyên thủy với 4 trái tim. Một trái tim làm việc như máy bơm chính, ba tim còn lại là ba máy bơm phụ.

Loài cá mù kỳ dị này không thể nhìn thấy con mồi bằng mắt nhưng chúng vẫn có thể phát hiện bằng cách đặc biệt để hút máu rồi giết chế con mồi. Cá mù hay cá mút đá, còn được gọi là cá “ma cà rồng” có chiều dài từ 60cm đến 90cm. Chúng có hình dạng trông giống lươn, nhưng hành vi của chúng lại giống loài đỉa.

Loài 'cá ma cà rồng' có đến 4 trái tim

Loài cá mút đá sống kí sinh trên các loài động vật khác bằng cách hút máu của những loài động vật này. Cá mút đá có cái miệng tròn với rất nhiều răng mọc xung quanh miệng. Chúng dùng miệng tròn của mình bám vào da của các loài cá khác, đưa lưỡi sắc, nhọn của mình qua vảy để hút máu. Các con mồi thường bị chết sau khi bị cá mút đá hút máu.

Trước kia, cá mút đá chỉ xuất hiện trong Đại Tây Dương. Tuy nhiên, vào thế kỉ XIX, loài cá này đã lọt vào vùng hồ Great Lakes, Mỹ sau khi người ta đào kênh Erie. Với khả năng thích nghi cực kì cao, loài cá này đã tồn tại và phát triển rất nhanh trong môi trường nước ngọt và trở thành thủ phạm gây ra sự suy giảm số lượng của rất nhiều loài cá khác ở vùng hồ này.

Ước tính có khoảng 76 loài cá mù sống ở các vùng nước lạnh trên toàn thế giới. Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu 1,7 km, gần đáy biển với lớp nền mềm mại, nơi loài cá này có thể chôn mình nếu bị đe dọa. Loài cá mù lớn nhất có tên Eptatretus goliath dài tới 4m, và loài cá mù nhỏ nhất chỉ vài cm.

Loài 'cá ma cà rồng' có đến 4 trái tim

Cá mút đá cũng lấy nước thông qua ống mũi họng, dẫn đến họng và túi mang của chúng. Những cá thể khác nhau có số mang khác nhau, thường từ 5 tới 15 cặp mang. Da của cá mù có mạng lưới mao mạch nhỏ cho phép hít thở khi bị chôn vùi trong lớp bùn.

Ngoài ra, cá mút đá còn có 1 số những điểm kỳ quặc hiếm gặp như da của chúng được mô tả như một chiếc tất chân mịn màng với màu sắc thay đổi theo từng loài, từ hồng tới xanh xám. Tuy nhiên, do chúng hay tiết quá nhiều chất nhờn nên thường bị nhầm lẫn là loài da nhờn.

Số lượng loài "cá ma cà rồng" hút máu các loài động vật khác sinh sối nảy nở với tốc độ nhanh chóng đe dọa đến cuộc sống của nhiều loại sinh vật dưới nước. Chính vì vậy, người dân dùng nhiều biện pháp như câu, đánh bắt, phun hóa chất xuống suối, đặt lưới ở hạ nguồn suối để ngăn chặn sự di cư của chúng, thả những con đực không có khả năng sinh sản để giảm cơ hội giao phối của con cái... để tiêu diệt loài cá đáng sợ này.

Theo VietQ
  • 42
  • 4.237