Loại lá là "dược liệu vàng" giúp hạ đường huyết, thanh lọc thận, đào thải axit uric, ngừa cả bệnh tim

Công dụng của lá sa kê
  •   32
  • 999

Loại lá này được sử dụng nhằm kiểm soát đường huyết, ngừa bệnh gút, bệnh tim mạch và giữ cho thận khoẻ.

Sa kê, hay còn gọi là cây bánh mì là một loại cây gỗ có hoa, được tìm thấy lần đầu ở Malaysia và các đảo ở khu vực miền Tây Thái Bình Dương. Sa kê được trồng khắp các khu vực nhiệt đới, trong đó có các tỉnh miền Nam Việt Nam. Đặc biệt trồng nhiều ở miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Các bộ phận cây sa kê đều mang lại lợi ích sức khoẻ: quả sa kê chế biến thành món ăn, lá, vỏ, rễ trị được nhiều bệnh theo Đông Y. Đặc biệt, lá sa kê dùng tươi hoặc phơi khô, dùng riêng hoặc kết hợp với một số dược liệu khác có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh gan, tim, thận, cường lách, cao huyết áp, sưng tấy hoặc ngứa da, bệnh tiểu đường…

Các bộ phận cây sa kê đều mang lại lợi ích sức khoẻ
Các bộ phận cây sa kê đều mang lại lợi ích sức khoẻ.

Dưới đây là chi tiết về những tác dụng hữu ích của lá sa kê đã được khoa học chứng minh:

Hạ đường huyết

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá sa kê chứa hoạt chất quercetin, camphorol có khả năng bảo vệ tuyến tụy khỏi những tổn thương, kiểm soát đường huyết. Loại lá này chứa chất chống oxy hoá flavonoid có khả năng ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm, stress oxy hoá gây ra tiểu đường. Ngoài ra, lá sa kê còn giúp kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, góp phần ổn định đường huyết một cách hiệu quả.

Trong các bài thuốc Đông Y trị tiểu đường, lá sa kê thường kết hợp với trái đậu bắp và lá ổi non, đem sắc nước uống hàng ngày. Nếu muốn sử dụng lá sa kê kiểm soát đường huyết vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả và an toàn.

Đào thải axit uric, ngừa bệnh gút

Khi lượng axit uric trong máu tăng cao, cơ thể không đào thải được hoặc đào thải chậm dẫn đến kết tinh thành các tinh thể urat, lắng đọng ở khớp gây ra bệnh gút. Bệnh gút đi kèm những cơn đau nhức dữ dội, sưng tấy đột ngột vào buổi đêm.

Uống trà lá sa kê bằng các nấu trực tiếp lá có thể giúp giảm dần nồng độ axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, lá sa kê còn có đặc tính kháng viêm, lợi tiểu, mát gan, từ đó lưu thông máu tốt về thận nên rất hiệu quả trong việc giảm viêm ở các khớp xương.

Trà lá sa kê
Trà lá sa kê.

Giảm cholesterol trong máu

Chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thịt đỏ, đồ ăn chiên rán, đồ chế biến sẵn có thể dẫn đến mức cholesterol cao. Khi cơ thể không thể xử lý hết lượng cholesterol dư thừa, lâu dần có thể gây ra các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim và đột quỵ.

Theo những nghiên cứu từ Trung Quốc, uống trà lá sa kê là một giải pháp hiệu quả để giảm mức cholesterol, giúp loại bỏ cholesterol dư thừa khỏi máu qua đường tiêu hóa. Nhờ chứa hàm lượng kali dồi dào, nước lá sa kê còn giúp tăng cường lưu thông máu và ổn định huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Thanh lọc thận

Uống nước lá sa kê có thể giúp lợi tiểu và thanh lọc thận hiệu quả, tối ưu hoá hoạt động của thận.

Phòng ngừa ung thư

Lá sa kê chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng giúp chống lại bệnh ung thư. Các chất chống oxy hóa trong lá sa kê giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư một cách hiệu quả.

 Sa kê được trồng khắp các khu vực nhiệt đới, trong đó có các tỉnh miền Nam Việt Nam.
 Sa kê được trồng khắp các khu vực nhiệt đới, trong đó có các tỉnh miền Nam Việt Nam.

Ngoài những công dụng kể trên, lá sa kê còn được dùng trong các bài thuốc Đông Y chữa viêm gan vàng da, trị đau răng, tăng huyết áp, nhiễm trùng da, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương...

Lưu ý khi sử dụng lá sa kê

Lá sa kê mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều. Do lá sa kê có tác dụng lợi tiểu và làm giảm huyết áp, việc sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến huyết áp tụt quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Ngoài ra, lá sa kê có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu, vậy nên trước khi sử dụng loại lá này nên hỏi ý kiến và uống theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.

Cập nhật: 24/05/2024 ĐSPL
  • 32
  • 999