Loại quả ở Việt Nam mọc đầy đường, người Nhật lại bán gần triệu 1kg

Lợi ích của quả tầm bóp
  •  
  • 1.957

Có một thứ quả thường bị hiểu lầm là quả dại ở nước ta, nhưng thực tế chúng đem đến cho sức khỏe rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên.

Quả tầm bóp chính là thứ quả mà chúng ta đang nhắc đến. Tuy ở Việt Nam đây chỉ là loại cây cỏ mọc ven đường, thế nhưng ở Nhật, loại quả này có giá đến 700 nghìn VNĐ/kg, được người Nhật yêu thích vì hương vị lạ có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc nấu canh. Bên cạnh đó, người Nhật còn dùng quả tầm bóp để thanh nhiệt, tiêu đờm...

 Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm
 Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm...

Tìm hiểu về loại quả này mới thấy nó đem đến nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết... Loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Hoặc có thể dùng để chữa đờm, khan tiếng, ho khan, nôn ói, nóng trong...

5 bài thuốc trị bệnh từ nguyên liệu quả tầm bóp

1. Cách chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm từ quả tầm bóp

Cách làm: Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g. Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày. Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cách làm: Chuẩn bị 20-30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa. Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạt lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.

Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết...

Loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận
Loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận...

3. Điều trị tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu

Cách làm: Dùng 50-100g tầm bóp tươi (tương đương 15-30g cây khô. Đem sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn).

4. Bài thuốc cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật

Cách làm: Lấy lượng đủ dùng lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Đem nguyên liệu đi nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần phòng chống ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.

5. Trị mụn nhọt

Cách làm: Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đắp nơi bệnh.

Hoặc: Dùng 40–80g tầm bóp tươi đem giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp ngoài. Có thể nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.

Lưu ý quan trọng khi ăn quả tầm bóp hoặc làm thuốc

1. Cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi dùng quả tầm bóp tốt nhất nên tham khảo ý kiến, liều lượng của thầy thuốc. Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì nên ngưng dùng thuốc từ quả tầm bóp ngay.

Tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. 
Tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt.

2. Phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.

3. Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc tây, cần thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp vì chúng có thể làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ không tốt.

4. Lương y Sáng khuyến cáo cây tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với lu lu đực - một loại cây chứa độc tố solanin. Đặc điểm phân biệt: Nếu như hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng thì hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Mọi người cần lưu ý điều này để mua cho đúng.

Cập nhật: 26/09/2024 PNVN
  • 1.957