Máy bay đâm vào rùa nhiều hơn đâm vào drone

  •  
  • 2.480

Kể từ năm 1990 tới nay tại Mỹ có 198 vụ va chạm giữa máy bay và rùa nhưng chưa từng có vụ va chạm nào giữa máy bay và drone.

Mới đây, do lo ngại xảy ra va chạm giữa máy bay và máy bay không người lái (drone), Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã ra phán quyết yêu cầu tất cả những thiết bị bay không người lái có trọng lượng trên 220g phải đăng ký với chính phủ trước ngày 19/2/2016. Tuy nhiên, nếu FAA muốn bảo vệ máy bay thì ngoài drone họ sẽ phải cấm cả... rùa.

Nếu FAA muốn bảo vệ máy bay thì ngoài drone họ sẽ phải cấm cả rùa.
Nếu FAA muốn bảo vệ máy bay thì ngoài drone họ sẽ phải cấm cả rùa.

Theo thống kê của Eli Dourado tại Trung tâm Mercatus, dựa trên dữ liệu của FAA, kể từ năm 1990 tới nay tại Mỹ có 198 vụ va chạm giữa máy bay và rùa nhưng chưa từng có vụ va chạm nào giữa máy bay và drone. Máy bay và drone mới chỉ dừng lại ở mức độ chạm trán, các phi công phát hiện ra máy bay không người lái tiến tới gần chứ chưa hề xảy ra va chạm.

Dourado cho biết dữ liệu của FAA cho thấy máy bay va chạm với rất nhiều loại động vật khác từ chim tới động vật có vú và bò sát. Anh chọn rùa làm đối tượng so sánh với drone bởi anh thấy sự so sánh này khá hài hước.

Drone với trọng lượng dưới 1,3kg không thể gây hại cho máy bay bằng một chú chim nhỏ.
Drone với trọng lượng dưới 1,3kg không thể gây hại cho máy bay bằng một chú chim nhỏ.

Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng drone với trọng lượng dưới 1,3kg không thể gây hại cho máy bay bằng một chú chim nhỏ, đặc biệt nếu bay ở độ cao dưới 122 mét và ở khoảng cách 8km so với máy bay.

Dẫu vậy, bắt buộc người dùng phải đăng ký drone là một động thái hợp lý của FAA trong tình trạng hỗn loạn hiện nay. FAA lo ngại các tổ chức khủng bố sử dụng drone cho các vụ tấn công máy bay hoặc xả súng... Rùa có thể xuất hiện tại sân bay nhưng drone thì không.

Theo Genk
  • 2.480