Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài

Tìm thấy cổ vật khảm vàng hơn 1.400 năm trong mộ cổ niêm phong 4 chữ khiến ai cũng rùng mình
  •  
  • 8.667

Khi xã hội hiện đại đang phát triển, những tòa nhà cao ốc thi nhau mọc lên như nấm ở thành phố Tây An, Trung Quốc, thì những điều bí ẩn dần được phát hiện khi người ta bắt đầu tiến hành thi công những công trình dưới lòng đất.

Vào năm 1957, có một nhóm công nhân đang làm việc ở công trường xây dựng thì phát hiện ngôi mộ cổ dưới lòng đất.

Khi khai quật, các chuyên gia chưa tìm thấy quan tài của chủ nhân ngôi mộ. Sau này người ta phát hiện ra chiếc quan tài nằm trên một đoạn đường cạnh lăng. Khi nghiên cứu vật chôn cất tại ngôi mộ, các chuyên gia nhận ra rằng đây là một di tích vô cùng quan trọng.

Sau khi quét sạch lớp bụi bẩn, cỗ quan tài hiện rõ những chi tiết được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Ngay khi phần nắp bật mở, thứ đầu tiên đập vào mắt những người có mặt là một mảnh vải lụa dài khoảng 1 mét và rộng 0.3 mét. Dưới lớp vải là xương của người đã khuất nằm rải rác và số lượng lớn đồ tùy táng.

Ngay khi phát hiện, các nhà khảo cổ cũng đã nhanh chóng đến hiện trường để xem tình hình và xác định đây là một ngôi mộ cổ quý hiếm của người hoàng tộc thời Bắc Chu, nhà Tùy (581–619).

Nơi tìm được ngôi mộ cổ
Nơi tìm được ngôi mộ cổ.

Theo thông tin của các nhà khảo cổ, chủ nhân của ngôi mộ này là cháu ngoại của Hoàng hậu Dương Lệ Hoa - Lý Tịnh Huấn. Khi qua đời, cô bé chỉ mới 9 tuổi. Trong sử sách có ghi, quá bất ngờ về cái chết của cháu gái, Hoàng hậu Dương Lệ Hoa lệnh cho chôn cất Lý Tịnh Huấn bằng một quan tài to hơn của Tùy Văn Đế Dương Kiên.

Quan tài của cháu gái hoàng hậu Dương Lệ Hoa

Ngôi mộ của Lý Tịnh Huấn được bà ngoại cho người điêu khắc tinh xảo.
Ngôi mộ của Lý Tịnh Huấn được bà ngoại cho người điêu khắc tinh xảo.

Chiếc quách hay còn gọi là chiếc hòm được làm bằng đá bảo quản thi thể của Lý Tịnh Huấn được Hoàng hậu thuê một tay nghề nổi tiếng lúc bấy giờ chế tạo một cách khéo léo, mang phong cách cung điện. Mái vòm của chiếc quách cũng được chạm khắc tỉ mỉ. Khi các nhà khảo cổ phát hiện, họ nói rằng giá trị của chiếc quách này không thể ước tính được.

Vòng cổ được tìm thấy trong chiếc quách được bảo tồn tại bảo tàng quốc gia.
Vòng cổ được tìm thấy trong chiếc quách được bảo tồn tại bảo tàng quốc gia.

Trong chiếc quách, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một số lượng lớn các vật dụng quý giá khác. Bởi vì chủ nhân là một cô bé mới 9 tuổi nên hầu hết những vật ấy là đồ trang sức được thiết kế tinh xảo, đặc biệt là chiếc vòng cổ được làm bằng đá quý ngọc trai. Bên cạnh đó, có rất nhiều viên ngọc quý trong chiếc quách này khiến các nhà khảo cổ bị sốc vì giá trị không thể ước tính được. Hiện tại, chiếc vòng cổ quý giá này đang được bảo quản trong bảo tàng quốc gia Trung Quốc.

Chai thủy tinh hình bầu dục khiến các nhà khảo cổ bị sốc vì giá trị của nó.
Chai thủy tinh hình bầu dục khiến các nhà khảo cổ bị sốc vì giá trị của nó.

Ngoài ra, có một báu vật được tìm thấy trong lăng mộ đó là chai thủy tinh hình bầu dục khiến các nhà khảo cổ mắt tròn mắt dẹt vì công nghệ thổi thủy tinh thời cổ đại không gì so sánh được.

Bên cạnh đó còn có một bảo vật đặc biệt đó là một cái chén bạch ngọc khảm viền vàng. Cái chén cao 4,1cm, đường kính 5,6cm và đường kính đáy là 2,9cm. Theo các chuyên gia, cái chén này được chế tác từ ngọc Hòa Điền, một trong những loại ngọc quý ở Trung Quốc.

Chén bạch ngọc khảm viền vàng được tìm thấy trong ngôi mộ hơn 1.400 năm.
Chén bạch ngọc khảm viền vàng được tìm thấy trong ngôi mộ hơn 1.400 năm.

Chén bạch ngọc được chạm khắc một cách tỉ mỉ, toàn thân nhẵn nhụi, quanh miệng được khảm vàng. Do đó, dù không được trang trí một cách cầu kỳ, cái chén quý này vẫn trông vô cùng thu hút. Hơn nữa, chất lượng ngọc cao cấp với ánh sáng dịu nhẹ, kiểu dáng thanh lịch khiến cái chén cổ trông rất cao quý, trang nhã và phi thường.

Từ cái chén bạch ngọc khám vàng này, có thể thấy nhà Tùy có kỹ thuật chế tác ngọc rất tinh xảo. Cái chén hơn 1.400 năm tuổi đã trở thành một trong những cổ vật bằng ngọc tiêu biểu trong triều đại nhà Tùy.

Cái chén ngọc quý giá này vô cùng giá trị.
Cái chén ngọc quý giá này vô cùng giá trị.

Theo các chuyên gia, triều đại nhà Hán là thời kỳ hoàng kim của ngành sản xuất ngọc ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi nhà Đông Hán sụp đổ, từ thời Ngụy, Tấn và nhà Đường, sự phát triển của các sản phẩm bằng ngọc đã đi vào giai đoạn thoái trào. Bởi thực tế các nhà khảo cổ tìm thấy rất ít đồ vật bằng ngọc trong những thời kỳ trên.

Thay vào đó, có không ít các đồ trang sức bằng vàng và bạc được tìm thấy. Các nhà khảo cổ học cho biết, dù tìm được ít, nhưng có thể nhận thấy việc sản xuất các đồ vật bằng ngọc sau triều đại nhà Hán có khuynh hướng chuyển từ đồ dùng để tùy táng sang những vật dùng trong cuộc sống hàng ngày.

Cái chén bạch ngọc quý giá trên rõ ràng đã thoát khỏi khuôn khổ của quy trình sản xuất ngọc thời nhà Hán và phát triển theo hướng trở thành một đồ dùng thiết thực hàng ngày. Theo nhận định của các chuyên gia, vào thời triều Bắc Chu và nhà Tùy, những đồ vật được khảm viền vàng như trên là rất hiếm. Việc khảm vàng giúp nâng tầm giá trị của cái chén ngọc lên rất nhiều. Chén ngọc được khảm vàng không chỉ làm cho độ tương phản màu sắc trở nên sắc nét mà còn làm phong phú thêm trải nghiệm thị giác cho mọi người.

Chén bạch ngọc khảm vàng được chế tác với ngụ ý "kim ngọc mãn đường", có nghĩa là "vàng ngọc đầy nhà". Đây là một biểu tượng của tài lộc dồi dào, đồng thời cũng gửi gắm lời chúc tốt đẹp đến người sở hữu với mong muốn người đó luôn có cuộc sống sung túc và no đủ.

Cái chén tuy nhỏ bé nhưng vô cùng có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều này cũng cho thấy tình cảm của hoàng hậu Dương Lệ Hoa dành cho đứa cháu gái yêu quý của bà.

Tuy nhiên, sau tất cả, có một sự việc khiến mọi người rùng mình khi phát hiện trên nắp chiếc quách có 4 chữ "khai giả tức tử", nghĩa là nếu ai mở ra thì sẽ chết tạo ra một sự bí ẩn hơn về ngôi mộ cổ này. Nhiều nhà khảo cổ tin rằng, đó là lý do tại sao ngôi mộ này đã tồn tại hơn 1400 năm mà không bị đánh cắp chỉ vì 4 chữ khắc trên nắp chiếc quách.

Ngôi mộ được cho là chịu lời nguyền

Bốn chữ "khai giả tức tử" được khắc trên nắp quan tài khiến nhiều người rùng mình và tin rằng đó là lời nguyền.
Bốn chữ "khai giả tức tử" được khắc trên nắp quan tài khiến nhiều người rùng mình và tin rằng đó là lời nguyền.

Nhiều giả thuyết cho rằng, bà cố tình khắc lên 4 chữ này để muốn bảo vệ cháu gái yêu quý của mình

Trên trang Zhihu, nhiều người đã để lại bình luận về 4 chữ bí ẩn này. Một số người cho rằng, đây được xem là lời nguyền khủng khiếp đối với những kẻ có ý định trộm ngôi mộ. Nhưng bên cạnh đó, một số tin rằng khi Lý Tịnh Huấn qua đời, người đau khổ nhất chính là người bà Dương Lệ Hoa. Nhiều giả thuyết cho rằng, bà cố tình khắc lên 4 chữ này để muốn bảo vệ cháu gái yêu quý của mình ngay khi chúng không còn trên cõi đời này.

Cập nhật: 27/06/2024 Tổng Hợp
  • 8.667