Sinh vật có tên khoa học Salpa aspera đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế khí carbon dioxide (CO2) gây hiệu ứng nhà kính. Sau 4 chuyến thám hiểm đến Bắc Đại Tây Dương kể từ năm 1975, các nhà sinh vật học của Viện Hải dương Woods Hole và Đại học Connecticut (Mỹ) phát hiện sinh vật trông giống con sứa này mỗi ngày có thể chuyên chở hàng tấn khí carbon từ bề mặt đại dương xuống lòng biển sâu và ngăn không để loại khí có hại này quay trở lại bầu khí quyển.
Sinh vật Salpa aspera (Ảnh: hawaii.edu) |
Trước đó, người ta phát hiện phân Salpa aspera mỗi ngày chìm sâu xuống độ sâu 1.000/m. Khi chết, xác của chúng mang theo carbon chìm sâu xuống 475/m. Ban ngày chúng bơi những quãng đường xa và dừng chân ở độ sâu 600-800m để tránh động vật ăn thịt hoặc ánh nắng có thể làm chúng tổn thương, và chỉ trồi lên mặt nước mỗi khi trời tối để tái sinh sản và phát triển với nguồn thức ăn - phiêu sinh vật dồi dào. Salpa aspera gồm rất nhiều loại và phân bổ thành những đàn dày đặc ở ngoài khơi biển Australia, New Zealand, Nhật Bản, Nam Phi, Đông Nam nước Mỹ, phía Tây Địa Trung Hải, phía Đông của Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Tây Dương.
T.H