Nghiên cứu mới cho thấy môi trường thực tế ảo khiến làm người dùng mất nhận thức về thời gian

  •  
  • 188

Các nhà khoa học hiện đang tìm lời giải thích cho việc các game thủ có thể mất nhận thức về thời gian khi chơi game thực tế ảo (virtual reality - VR).

Các trò chơi thực tế ảo có thể khiến cảm nhận thời gian bị bóp méo. Nhóm thử nghiệm được chia thành hai nửa, cùng chơi một game trong vòng 5 phút, với một nhóm chơi bản VR và một nhóm chơi trên màn hình thường. Các nhà nghiên cứu yêu cầu họ dừng lại khi cảm thấy đã chơi đủ 5 phút.

Kết quả: cảm nhận thời gian trung bình của nhóm chơi VR dài hơn 72,6 giây so với nhóm chơi trên màn hình thường, tức là họ thấy thời gian trôi nhanh hơn, đắm chìm vào thế giới VR đến mức tưởng 5 phút 72 giây mới chỉ bằng 5 phút.

Nghiên cứu cho thấy nhận thức phụ thuộc vào các biểu hiện cơ thể như nhịp tim. Trong môi trường VR, chúng ta không có nhận thức về cơ thể và điều này đem lại cảm nhận thời gian sai lệch” - Nick Davidenko, nhà khoa học tại đại học Santa Cruz, một trong các tác giả của nghiên cứu cho biết.

Trong môi trường VR, chúng ta không có nhận thức về cơ thể.
Trong môi trường VR, chúng ta không có nhận thức về cơ thể. (Ảnh: Getty Images).

Hiệu ứng khiến game thủ “nghiện” VR

Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với những người dành thời gian trong môi trường thực tế ảo trước khi chơi game trên màn hình thông thường nhưng không xảy ra với những tình nguyện viên chơi game trên màn thường trước khi thử phiên bản thực tế ảo. Nghiên cứu kết luận điều này là do họ đánh giá thời lượng dựa trên lần đầu chơi game.

Tuy đã có nhiều giai thoại từ những người trải nghiệm game thực tế ảo, kể về việc mất nhận thức về thời gian, đây vẫn là một chủ đề được nghiên cứu kĩ lưỡng. Một ứng dụng của hiệu ứng này trong một thử nghiệm khác đó là giảm cảm nhận thời gian của những bệnh nhân hóa trị, giúp họ cảm thấy buổi trị liệu trôi qua nhanh hơn.

Sự bóp méo thời gian xảy ra trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi ta cực kì nhập tâm trong hoạt động, ví dụ như chơi game, thể thao hay trò chuyện. VR có vẻ tăng cường hiệu ứng này hơn cả”, Davidenko nhận định.

Hiệu ứng bóp méo thời gian thực tế ảo có thể trị liệu co giật?

Không chỉ game thủ hưởng lợi từ hoạt động giết thời gian trong thế giới thực tế ảo. Deb Shaw, một bệnh nhân co giật, đã sử dụng VR để trị liệu trong suốt 4 năm qua. “Khi tôi đeo headset lên và trôi vào thế giới thực tế ảo, thời gian chỉ còn là một ảo giác. Đây là cách trị liệu của tôi - đây là lúc tôi được một mình trong một thế giới riêng mà không ai làm phiền, và tôi sẽ chỉ dừng khi tới thời gian nghỉ đã định hay cảm thấy cơ thể cần giải lao.”

Sự bóp méo thời gian xảy ra trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi ta cực kì nhập tâm
Sự bóp méo thời gian xảy ra trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi ta cực kì nhập tâm.

Đánh mất cảm nhận thời gian là một phương thuốc tuyệt vời với Shaw. “Trong buổi trị liệu bằng VR, tôi muốn trải nghiệm trọn vẹn nhất, vì thế đồng hồ hay máy bấm giờ trở nên không cần thiết. Trường hợp ngoại lệ duy nhất đó là khi bản năng cạnh tranh được kích hoạt, tôi cần biết mình đã hoàn thành được nhiều việc hơn trước hay là ít hơn - liệu tôi có bị bỏ lại trong thế giới thật?

Hiện tại, công nghệ VR vẫn còn gặp nhiều rào cản như chi phí thiết bị đắt đỏ, số lượng ứng dụng hạn chế. Phải chờ đến khi giá thành phần cứng giảm, lượng người dùng tăng, ta mới có thể thấy môi trường thực tế ảo tung cánh bay xa.

Cập nhật: 22/06/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 188