Ngỡ ngàng những điều kỳ lạ người Trung cổ từng làm

Sự thật chứng minh cuộc sống ở thời Trung cổ còn thú vị hơn nhiều so với các bộ phim bom tấn hiện đại
  •   3,89
  • 12.632

Người dân thời Trung cổ từng làm nhiều điều kỳ lạ khó lý giải như ít khi tắm gội, chẩn đoán bệnh bằng nước tiểu...

Người dân thời Trung cổ sử dụng rêu, da và vải làm giấy vệ sinh.
Người dân thời Trung cổ sử dụng rêu, da và vải làm giấy vệ sinh. Đây là một phát hiện khá bất ngờ về cuộc sống của người xưa.

Người Trung cổ sử dụng nước tiểu để giặt giũ quần áo bẩn.
Người Trung cổ sử dụng nước tiểu để giặt giũ quần áo bẩn. Xà phòng ít khi được sử dụng vì nó khá đắt tiền.

Vào thời Trung cổ, nhiều người tin rằng bệnh tật có liên quan đến nước.
Vào thời Trung cổ, nhiều người tin rằng bệnh tật có liên quan đến nước. Theo họ, nước mang bệnh tật xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông. Do vậy, một số người chỉ tắm rửa một phần cơ thể. Họ không rửa mặt vì cho rằng hành động này rất nguy hiểm có thể dẫn đến thị lực suy giảm. Thậm chí, nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu chỉ tắm 1 - 2 lần/năm.

Người dân sống vào thời Trung cổ không quá coi trọng việc gội đầu.
Người dân sống vào thời Trung cổ không quá coi trọng việc gội đầu. Trong khi những người nông dân hiếm khi gội đầu thì ngay cả nhà vua và hoàng hậu cũng chỉ làm việc đó vài lần trong năm. Thay vì gội đầu sạch sẽ, họ sử dụng tóc giả, mũ và vương miện.

Nhiều thầy thuốc thời Trung cổ sử dụng nước tiểu của người bệnh để chẩn đoán bệnh tật.
Nhiều thầy thuốc thời Trung cổ sử dụng nước tiểu của người bệnh để chẩn đoán bệnh tật. Theo đó, thầy thuốc sẽ kiểm tra màu sắc, mùi, thậm chí là vị của nước tiểu để đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.

Vào thời Trung cổ, việc thay máu được cho là cách chữa bệnh hiệu quả
Vào thời Trung cổ, việc thay máu được cho là cách chữa bệnh hiệu quả. Thầy thuốc sẽ để những con đỉa hút máu bệnh nhân nhằm chữa khỏi bệnh. Rất nhiều người tin vào cách chữa trị đau đớn này.

Nhiều người dân sống vào thời Trung cổ ngủ trong những chiếc nệm làm bằng rơm.
Nhiều người dân sống vào thời Trung cổ ngủ trong những chiếc nệm làm bằng rơm. Họ thường thay những chiếc nệm rơm này 1 năm/lần. Vì vậy, bọ chét, chấy rận... xuất hiện tại nơi ngủ của họ. Người dân coi đây là một phần của cuộc sống.

Vào những năm 1400, nhiều phụ nữ thích gương mặt hình quả trứng, mũi nhỏ, trán cao nên đã cạo hết lông mày.
Vào những năm 1400, nhiều phụ nữ thích gương mặt hình quả trứng, mũi nhỏ, trán cao nên đã cạo hết lông mày. Nếu đột nhiên muốn có đôi lông mày thì họ sử dụng lông mày giả làm từ lông chuột. Về sau, tóc người được sử dụng.

Phụ nữ Trung cổ tránh thai bằng cách sử dụng tinh hoàn loài chồn.
Phụ nữ Trung cổ tránh thai bằng cách sử dụng tinh hoàn loài chồn. Theo đó, họ đặt tinh hoàn của con chồn lên cổ giống như vòng cổ khi "quan hệ". Họ tin rằng nếu làm như vậy thì sẽ không mang thai sau khi quan hệ tình dục.

Phụ nữ nông thôn thời Trung cổ thỉnh thoảng đi vệ sinh ngay tại đường phố mà không hề e ngại
Phụ nữ nông thôn thời Trung cổ thỉnh thoảng đi vệ sinh ngay tại đường phố hay những nơi công cộng mà không hề e ngại như phụ nữ quý tộc.

Đôi giày mũi nhọn
Một điều khó tin xảy ra ở Anh thời Trung cổ là việc nam giới "phát cuồng" với những đôi giày mũi nhọn. Từ những năm 1330, mẫu giày đặc biệt này được hầu hết giới quý tộc sử dụng. Để tạo kiểu dáng cho đôi giày mũi nhọn, phần mũi giày được nhồi thêm rêu rồi uốn cong lên trên để tiện đi lại. Tuy nhiên, những đôi giày này khiến người dân Trung cổ không cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Nguyên do là bởi họ thường bị sưng tấy ngón chân cái vì bàn chân bị bó chặt trong mũi giày nhỏ hẹp.

Kết hôn thời Trung Cổ
Để kết hôn, người Trung cổ không cần phải tổ chức một sự kiện lớn. Chỉ cần có sự đồng ý của cô dâu và chú rể. Một cặp đôi có thể kết hôn ở bất cứ đâu, ngay cả trong quán rượu. Nhưng nên có người chứng kiến hôn lễ để tránh bất trắc.

Cho đến thế kỷ 16, con người đã có một dáng đi hoàn toàn khác, tất cả là do đôi giày.
Cho đến thế kỷ 16, con người đã có một dáng đi hoàn toàn khác, tất cả là do đôi giày. Hầu hết mọi người vào thời đó đều không có giày và quấn giẻ quanh chân hoặc đi chân trần. Những người giàu có hơn thì đi ủng da dày. Nhưng đôi giày này không có đế nên có thể cảm nhận được từng viên sỏi trên đường. Do đó, mọi người đi bộ như múa ba lê, phải kiểm tra xem mặt đất có đủ an toàn không.

Cập nhật: 10/12/2021 Theo kienthuc/emdep
  • 3,89
  • 12.632