Nhà thờ hồi giáo Bagerhat - Bangladesh

Di sản văn hóa thế giới tại Bangladesh
  •  
  • 280

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Nhà thờ hồi giáo Bagerhat của Bangladesh là Di sản văn hóa thế giới năm 1985.

Nhà thờ hồi giáo Bagerhat

Bagerhat là một thành phố cổ của Bangladesh.Trước đây thành cổ này có tên gọi là Khalifatabad. Cơ sở hạ tầng của thành phố cho thấy kỹ thuật xây dựng từ xa xưa của Bangladesh rất đáng khâm phục. Các nhà thờ, đài tượng niệm được xây dựng bằng gạch là một bằng chứng quan trọng với các nhà nghiên cứu, các nhà lịch sử trong việc tìm hiểu lịch sử văn hóa của thành phố thời Trung cổ.

Nhà thờ đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa vào năm 1985

Thành phố Bagerhat dày đặc thánh đường nằm dọc ven hai bên con đường lớn và rải rác trong bán kính 1 km. Tất cả mang đậm kiến trúc Tughlaq. Đó là sự pha trộn giữa kiến trúc Thổ-Ấn. Đa số các công trình kiến trúc đều có kết cấu chung giống nhau gồm: phần thân các công trình mang phong cách của người Ấn hay còn gọi là phong cách Mughal. Tường được ốp đá sa thạch đỏ láng mịn và chạm khắc hoa văn trang trí. Phần mái vòm bên trên các kiến trúc lại mang phong cách của người Thổ với hình dáng đặc trưng là mái vòm hình oval như một nửa của quả địa cầu màu trắng tinh khôi (mái vòm Mughal thường cao đến 2/3 khối cầu).

Cảnh quan xung quanh nhà thờ Bagerhat còn giữ được khá nguyên vẹn, cả ao hồ, cây cối..
Cảnh quan xung quanh nhà thờ Bagerhat còn giữ được khá nguyên vẹn, cả ao hồ, cây cối..

Tổng cộng trong thành phố Bagerhat cổ có khoảng 360 nhà thời Hồi giáo, các tòa nhàm công trình công cộng, lăng tẩm...tuy nhiên theo thời gian nhiều di tích đã bị phá hủy và mất hoàn toàn. Nhà thờ hồi giáo Bagerhat hay còn được gọi là thánh đường Bagerhat là nơi duy nhất giữ được khá nguyên vẹn với những không gian bao quanh như nhà ở, đường giao thông, nghĩa trang, ao hồ... Vì lý do đó Nhà thờ đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa vào năm 1985.

Kiến trúc bên trong nhà thời với tường ốp đá sa thạch láng mịn và chạm khắc hoa văn trang trí.
Kiến trúc bên trong nhà thời với tường ốp đá sa thạch láng mịn và chạm khắc hoa văn trang trí.

Tuy nhiên nhà thờ Bagerhat đã và đang gặp phải nhiều mối đe dọa. Trước hết là mối đe dọa của hàng loạt các hoạt động trái phép đang làm cho nhà thờ xuống cấp nhanh chóng. Bên cạnh đó độ mặn, sự khắc nghiệt của đất và không khí, tác động của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng rất lớn và có khả năng đe dọa sự toàn vẹn của Nhà Thờ

Trước thực trạng này, để bảo vệ nhà Thờ, Ban quản lý nhà thờ đã có những quy định nghiêm ngặt trong công tác bảo tồn, trung tu. Các phần được tu sửa trong nhà thờ đều sử dụng các vật liệu gốc như vôi và vữa. Mặc dù vậy có một số phần trong nhà thờ như mặt lưới cửa sổ, chân tường...đã bị thay đổi trong những cuộc trùng tu trước đó.

Hiện nay Nhà thờ hồi giáo Bangerhat là tài sản được quản lý theo Đạo luật Antiquities năm 1968

Hiện nay Nhà thờ hồi giáo Bangerhat là tài sản được quản lý theo Đạo luật Antiquities năm 1968 (sửa đổi 1976). Ngoài ra, Sở Khảo cổ học bảo vệ tài sản Bangladesh đang trực tiếp quản lý Nhà thờ này. Cục Khảo cổ học đảm bảo rằng các hoạt động không phù hợp có thể ảnh hưởng đến giá trị nổi bật toàn cầu về của nhà thờ như các tòa nhà cao tầng hoặc cơ sở hạ tầng xây mới không thể được xây dựng trong hoặc gần khu vực di sản, và không ai có thể thay đổi kiến trúc hoặc thay đổi nội dung di tích trong phạm vi Di sản thế giới này.

Ngoài ra, Sở Khảo cổ học bảo vệ tài sản Bangladesh đang trực tiếp quản lý Nhà thờ này.

Chính phủ Bangladesh rất ý thức được việc giữ gìn Nhà thời vì vậy việc thực hiện các khuyến nghị trên đã được Chính phủ nêu trong Quy hoạch trình Unesco từ năm 1973. Tuy nhiên những nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn tài chính để giải quyết các vấn đề bảo tồn lại không được như ý, vì vậy Chính phủ Bangladesh đã lập một dự án mới có tên Phát triển các dự án cơ sở hạ tầng cho du lịch tại Bangladesh. Theo đó, nguồn thu từ du lịch sẽ để dùng để bảo tồn di sản, dựa vào nguồn thu này Chính phủ sẽ có những kế hoạch lâu dài cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Theo disanthegioi.info
  • 280