Nhà thờ và Tu viện ở Goa - Ấn Độ

Di sản văn hóa thế giới tại Ấn Độ
  •   42
  • 639

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Nhà thờ và Tu viện ở Goa của Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới năm 1986.

Nhà thờ và Tu viện ở Goa là một nhóm các tòa nhà linh thiêng ở Goa thuộc bang Goa, Ấn Độ. Goa trước đây là thủ đô cũ của Ấn Độ và là thuộc địa của người Bồ Đào Nha. Thành phố Goa cách thủ phủ bang Panaji 10 km, qua nhiều thế kỷ các công trình ở đây vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn và là ví dụ điển hình cho trường phái nghệ thuật Manueline và Baroque.

Nhà thờ và Tu viện ở Goa là một nhóm các tòa nhà linh thiêng ở Goa thuộc bang Goa, Ấn Độ.

Thành phố Goa được chính quyền của quốc vương Hồi giáo Bijapur thành lập vào năm 1479, thời kỳ đó đây là thành phố cáng lớn của Ấn Độ với số lượng người Hồi giáo sinh sống khá đông. Thành phố được xây dựng để thay thế thành Govapuri cách đó vài km về phía nam và đã được sử dụng để làm cảng. Thành cổ Goa được coi là kinh đô thứ nhì của Bijapur dưới thời trị vì của Vua Adil Shal. Thành phố Goa có thời kỳ bị người Bồ Đào Nha đánh chiếm và bị đô hộ bởi người Bồ Đào Nha. Sau khi chiếm đóng Goa, đô đốc Afonso de Albuquerque đã biến thành phố Goa trở thành một thủ đô thuộc địa. Dưới sự cai trị của người Bồ Đào Nha, thành phố này nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những thành phố đứng đầu của Ấn Độ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng, rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong thành phố. Nhà nguyện thánh Catherine là công trình đầu tiên được xây dựng trong thành để mừng chiến thắng của quân đội Bồ Đào Nha.

Thành cổ Goa được coi là kinh đô thứ nhì của Bijapur dưới thời trị vì của Vua Adil Shal.

Trong một khoảng thời gian ngắn sau khi người Bồ Đào Nha đến đô hộ, thành phố Goa đã trở thành trung tâm của các đoàn truyền giáo của Giáo Hội và các Giám mục khu vực Châu Á đến đây truyền giáo. Goa trở thành cầu nối giữa hai nên văn hóa Âu và Á. Chính vì thế ở đây có nhiều Nhà thờ và Tu viện.

 Thành phố Goa có thời kỳ bị người Bồ Đào Nha đánh chiếm và bị đô hộ bởi người Bồ Đào Nha. Sau khi chiếm đóng Goa, đô đốc Afonso de Albuquerque đã biến thành phố Goa trở thành một thủ đô thuộc địa.

Dưới sự cai trị của người Bồ Đào Nha, thành phố này nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những thành phố đứng đầu của Ấn Độ.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng, rất nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong thành phố.
Các công trình kiến trúc tiêu biểu ở Goa

Năm 1542, nhà truyền giáo Francis Xavier đến Goa và biến nơi này trở thành một trung tâm giáo hội thực sự. Đầu thế kỷ XVII, thành phố Goa có dân số hơn 200.000 người trong đó có 150.000 người theo Công giáo.

Với sự phát triển nhanh chóng của mình, thành phố Goa được gọi là Golden Gate; Hòn ngọc phương Đông hay Rome của phương Đông. Tuy nhiên sau đó vào khoảng thế kỷ 18, thành phố bị bỏ hoang và dần dần rơi vào cảnh hoang phế.

Năm 1542, nhà truyền giáo Francis Xavier đến Goa và biến nơi này trở thành một trung tâm giáo hội thực sự.

Sau cuộc chiến tranh đòi lại tự chủ của quân đội Ấn Độ vào năm 1961, dòng người từ các tiểu bang nhỏ của Ấn Độ đã đổ về đây định cư khiên cho nơi này thành một trung tâm có nền văn hóa, xã hội đa màu sắc và đa tôn giáo. Năm 1982, Chính phủ Ấn Độ đã đệ trình lên Unesco công nhận bảy tòa nhà ở Goa là di sản văn hóa thế giới., Bảy toàn nhà này chính là các Nhà thờ và các Tu Viện ở thành phố Goa. Nhưng phải chờ đến năm 1986, các công trình này mới chính thức được công nhận.

 Đầu thế kỷ XVII, thành phố Goa có dân số hơn 200.000 người trong đó có 150.000 người theo Công giáo.

Các nhà thờ và Tu viện ở Goa là minh chứng cho thời kỳ truyền giáo của người Châu Âu tại Ấn Độ. Bên cạnh đó, những công trình kiến trúc này còn là những di tích tiêu biểu của lối kiến trúc có ảnh hưởng từ nghệ thuật Baroque, Manualine đến từ các nước Châu Âu. Với lối thiết kế kiến trúc ảnh hưởng từ Châu Âu nhưng lại sử dụng những nguyên liệu địa phương để xây dựng đã tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo cho các công trình, một sự kết hợp Âu và Á tiêu biểu. Các công trình được xây dựng với nguyên liệu chủ yếu là đá ong địa phương, trát bên ngoài là vôi vữa và trang trí bằng đá bazan.

Với sự phát triển nhanh chóng của mình, thành phố Goa được gọi là Golden Gate; Hòn ngọc phương Đông hay Rome của phương Đông. Tuy nhiên sau đó vào khoảng thế kỷ 18, thành phố bị bỏ hoang và dần dần rơi vào cảnh hoang phế.Màu sắc chính trong các công trình kiến trúc Nhà thờ và Tu viện ở Goa là màu trắng và màu đỏ, trắng từ đá vôi và đỏ từ bazan..,.đã tạo nên sự đồng nhất trong các công trình kiến trúc ở Goa.

Vào thời kỳ huy hoàng, ở Goa có tổng cộng 60 Nhà thờ và Tu viện, tuy nhiên sau nhiều năm bị bỏ hoang và thời gian tàn phá cho đến nay chỉ còn 7 công trình còn được giữ lại. Trong đó có thể kể đến nhà thờ Sé với lối kiến trúc được xây dựng dựa theo nền kiến trúc thời Phục Hưng. Trong nhà thờ còn có nhiều tác phẩm hội họa có giá trị và những bức tượng Thánh, Đức mẹ Maria, Chúa Giêsu được trạm khắc trên gỗ. Ngoài ra còn có Nhà thờ Catherine, Tu viện Thánh Phanxico – giờ đây được sử dụng là Bảo tàng Khảo cổ học; Nhà thờ St Cajentan...là những công trình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Những di tích còn lại không được nguyên vẹn như vậy, công trình nào cũng có ít nhiều những chỗ bị hư hại và đổ nát. Một số nơi đã trở thành những địa điểm khảo cổ học quan trọng của Ấn Độ.

Mặc dù đã qua thời kỳ huy hoàng nhưng thành phố Goa cho đến nay vẫn là nơi thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất ở Ấn Độ. Bởi ở nơi đây không những có những công trình kiến trúc tuyệt đẹp mà còn có bờ biển hấp dẫn du khách, thêm vào đó là những di tích, di sản đã được Unesco công nhận càng làm thành phố ven biển này thêm phần cuốn hút.

Theo disanthegioi.info
  • 42
  • 639