Trên khắp thế giới nhân loại đều có truyền thống sùng bái thần thánh. Ngọn núi thần của người Hy Lạp cổ đại là đỉnh Olympia, núi thần của người Do Thái là đỉnh Sinai, núi thần của người Hán là đỉnh Côn Luân, còn đối với người Tây Tạng, ngọn núi Kailash được xem là cửa ngõ vào cõi vô hình thứ 7 của các nhà hiền triết vĩ đại.
Núi Kailash này nằm ở quận Pulan, Tây Tạng, Trung Quốc, trông giống như một kim tự tháp và được bao phủ bởi ánh sáng quanh năm. Ngọn núi linh thiêng này từ xa xưa đã là nơi những người hành hương và thám hiểm mong muốn đến được, nhưng vẫn chưa có ai leo lên đến đỉnh.
Không chỉ vậy, nhiều sự kiện bí ẩn khác nhau thường xuyên xảy ra trên ngọn núi này, thậm chí có người còn nói rằng núi Kailash có thể là trung tâm của Trái Đất.
Độ cao của núi Kailash sẽ thay đổi theo từng năm.
Những bí mật ẩn chứa trong đó có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của vũ trụ. Nơi đây được mệnh danh là "núi thiêng" không chỉ bởi vẻ đẹp, sự linh thiêng mà còn bởi nơi đây ẩn chứa nhiều hiện tượng kỳ bí, kỳ lạ.
Đáng chú ý nhất là những con số bí ẩn trên núi Kailash, những con số này có mối liên hệ đáng ngạc nhiên với di tích của các nền văn minh cổ đại như kim tự tháp, Stonehenge, thậm chí có người cho rằng những con số này ám chỉ núi Kailash có sức mạnh bóp méo thời gian và không gian. Điều này có thực sự đúng không? Hay chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên?
Theo các nhà địa lý, độ cao của núi Kailash sẽ thay đổi theo từng năm, nhưng trung bình là 6.666 m; khoảng cách từ Stonehenge đến núi Kailash là 6.666 km, tuy nhiên Kailash cũng cách Bắc Cực với khoảng cách tương tự - 6.666 km, đồng thời khoảng cách từ Kailash đến Nam Cực chính xác gấp đôi khoảng cách này - 13.332 km.
Đây cũng có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng những gì xảy ra tiếp theo có thể không phải là ngẫu nhiên.
Trên thế giới có hai kim tự tháp nổi tiếng là Kim tự tháp Mexico và Kim tự tháp Khufu. Điều khó hiểu là khoảng cách giữa Kim tự tháp Mexico và Kim tự tháp Khufu chính xác gấp ba lần khoảng cách từ Kim tự tháp Khufu đến Kailash. Khoảng cách từ Kailash đến Đảo Phục Sinh chính xác gấp ba lần chiều dài của Stonehenge.
Sau khi quan sát và suy đoán, một số người cho rằng đỉnh núi Kailash thực chất là một kim tự tháp. Họ tin rằng đây là những gì còn sót lại của các nền văn minh cổ đại. Vậy, núi Kailash có thực sự là trung tâm của Trái Đất? Liệu nó có sức mạnh bóp méo thời gian và không gian? Vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi này, nhưng kinh nghiệm của một số nhà thám hiểm và khách hành hương có thể cung cấp một số manh mối.
Theo thần thoại, núi Kailash là trục Trái đất hay chiếc thang dẫn lên trời, nơi giao thoa giữa Thiên đường và Hạ giới. Trong Ấn Độ giáo, núi Kailash được coi là nơi ở của Thần Shiva. Phật giáo lại cho rằng, Đức Phật đã từng sống ở đây.
Thực tế, núi Kailash cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000 km về hướng Tây, là một ngọn núi đá cuội kết màu đỏ đẹp tráng lệ, sùng sững giữa những dãy núi bao quanh.
Hình dáng kỳ diệu của nó lại chính là biểu tượng của Phật giáo: Mandala, nghĩa là vũ trụ thu nhỏ, cũng có nghĩa là hội tụ phúc đức và trí huệ. Thân núi phía Nam có tầng tầng đá phẳng, tạo thành bậc thang có thể thông đến thiên đình.
Núi Kailash cũng được coi là "Trung tâm thế giới" trong lòng những tín đồ của của các tôn giáo như Phật giáo, Bôn giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo, là Thánh địa không thể tùy tiện xâm phạm.
Theo truyền thuyết Phật giáo, đây là nơi có thể tìm thấy thành phố của các vị Thần, là một thánh địa lưu giữ kho tàng tri thức huyền bí của cổ nhân, hay còn được gọi là núi Tu Di. Truyền rằng Đức Phật và 500 vị A-la-hán đã bay từ Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) đến núi Kailash.
Sau đó, Đức Phật ngồi trên tảng đá ở phía trước ngọn núi Kailash và giảng dạy giáo lý cho các vị Thần Naga đang cư ngụ tại hồ nước thiêng Manasarovar và hồ quỷ Lanka.
Núi Kailash cũng là thành Thiên Đế của người Xô-ma-chi, những người tu tập giác ngộ tự biến mình thành đá. Vùng linh địa này được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ Tát Quan Âm.
Núi Kailash là thánh địa không thể tùy tiện xâm phạm.
Theo giáo lý Phật giáo Tây Tạng, Shambhala là "cõi tịnh độ và an nhiên của phật tử chúng sinh", là một vương quốc huyền thoại, nơi con người mở rộng trái tim hướng thiện và trí sáng tạo, tìm kiếm tâm linh nhằm soi sáng bước đường tương lai.
Trong suốt hàng thế kỷ qua, các vị Lạt Ma Tây Tạng đã và đang tìm kiếm vị trí thực sự của Shambhala, song họ đã ra đi mà chưa một lần trở lại. Có thể họ đã tìm thấy miền đất bí ẩn này và ở lại đó, cũng có thể họ đã bỏ mạng trong hành trình tìm kiếm ấy. Cuối cùng, vẫn chưa có một ai tuyên bố đã tìm thấy chốn thần bí ấy.
Tương truyền vào năm 1093, Thượng sư Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa), người sáng lập phái Ca Nhĩ Cư (Kagyupa) của Phật giáo Tây Tạng, đến ngọn núi Kailash tu hành, nhưng bị đại sư Na Nhược Bản Quỳnh của Bôn giáo ngăn cản.
Na Nhược Bản Quỳnh cho rằng, đỉnh núi Kailash là núi Thần của Bôn giáo, tín đồ Phật giáo như Mật Lặc Nhật Ba sao có thể tu hành ở đây được. Hai bên tranh chấp mãi, cuối cùng giao ước đấu Pháp luận thắng bại, ai thắng thì sẽ có quyền quyết định, người leo được lên đến đỉnh Kailash trước sẽ là người chiến thắng.
Bắt đầu cuộc đấu, Na Nhược Bản Quỳnh liền nhằm hướng đỉnh núi xông lên, còn Mật Lặc Nhật Ba thì vẫn cứ ngủ say sưa chẳng vội vàng gì. Đến khi Na Nhược Bản Quỳnh sắp leo đến đỉnh núi thì đột nhiên phát hiện ra Mật Lặc Nhật Ba đã ngồi ngay ngắn trên đỉnh núi và đang trầm tĩnh nhìn mình.
Na Nhược Bản Quỳnh kinh ngạc ngã về phía sau. Hiện nay ở sườn phía Nam ngọn Kailash có một vết trượt sâu, tương truyền đó là do Na Nhược Bản Quỳnh ngã trượt xuống lưu lại. Từ đó trở đi, ngọn núi Thần của Bôn giáo đã trở thành Thánh địa của những người tu hành Phật giáo.
Dưới chân núi Kailash có hồ Manasarovar, cũng chính là do Mật Lặc Nhật Ba đã tĩnh tu ở đây mà sau đó có tên như vậy. Manasarovar tiếng Tạng nghĩa là "Hồ bích ngọc vĩnh viễn bất bại".
Từ sau thời điểm đó, Phật giáo Tạng truyền đang ở bờ vực diệt vong chuyển thành phục hưng mạnh mẽ, giống như phượng hoàng tắm lửa tái sinh Niết bàn. Còn đỉnh Kailash cũng trở thành một ngọn núi Thần đệ nhất trong lòng những tín đồ Phật giáo, cũng chính là vùng đất thủy tổ sinh mệnh bắt đầu tái sinh.
Đầu thế kỷ 20, một nhà thám hiểm người Anh đã đến núi Kailash. Nghe người địa phương nói, ở gần đó có khu vực ma quỷ hơn 300 năm không ai đến, thế là bệnh nghề nghiệp của nhà thám hiểm nổi lên, tâm tò mò trỗi dậy, thúc giục người Tạng mau chóng dẫn ông đi xem.
Trong khu vực toàn cát vàng, nhà thám hiểm nọ trông thấy một núi đất cao sừng sững, trên đỉnh núi đất là tàn tích của những cung điện và chùa chiền sừng sững cô độc. Trong gió rét lạnh phát ra những tiếng kêu kỳ quái khiến người ta kinh sợ.
Người Tạng còn nói với ông rằng, ở dốc núi còn có một số hang, bên trong chất đầy xác khô. Điều này càng kích thích, khiến nhà thám hiểm liền tiến vào bên trong những chiếc hang đó, tìm được những tư liệu đầu tiên.
Một nền văn minh đã biến khỏi tầm mắt của con người hơn 350 năm lại triển hiện ra trước mắt thế nhân.
Sau này các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những ghi chép văn tự mà một giáo sỹ truyền giáo người Bồ Đào Nha đã để lại trong hang. Những ghi chép này nói về một bí ẩn cho đến ngày nay vẫn không thể nào giải đáp nổi, đó là ở dưới chân núi Kailash đã từng có một vương quốc Cổ Cách, có 10 vạn cư dân.
Nhưng vương quốc này cùng với cư dân của nó đột nhiên bị bốc hơi chỉ trong một đêm. Từ đó bặt vô âm tín, và trong lịch sử không có ghi chép nào nữa về họ.
Thế nhưng có 2 thuyết đặt ra về sự biến mất của vương quốc này. Một là họ đã bị vương quốc Ladakh ở phía Tây tiêu diệt. Một thuyết khác là họ bị thiên tai hủy diệt. Tuy nhiên cũng có nhiều học giả cho rằng, chiến tranh thảm sát không đủ xóa sạch nền văn minh Cổ Cách.
Hơn nữa từ những di chỉ Cổ Cách còn lại đến ngày nay, trông cũng không giống như bị thiên tai hủy diệt trong chớp mắt. Theo nhiều suy đoán, có khả năng việc biến mất của vương quốc Cổ Cách có liên quan đến việc mạo phạm ngọn núi Thần...
Hình ảnh những người hành hương bái lạy ngọn núi thần.
"Không người phàm nào được phép bước lên đỉnh núi Kailash, giữa những đám mây, là nơi ở của các vị thần. Người nào dám lên đỉnh núi thánh và nhìn thấy các vị thần đều sẽ chết!", lời cảnh báo này hầu như có trong tất cả các văn tự cổ đại của Tây Tạng.
Tuy nhiên vào những thập kỷ gần đây, có không ít những kẻ phớt lờ cảnh báo này mà tiến lên ngọn núi, liều lĩnh cố gắng chinh phục một trong những đỉnh núi bí ẩn nhất thế giới.
Có vẻ khó tin, nhưng những người leo núi đều phải đối mặt với sự thay đổi thời tiết đột ngột, các trở ngại gần như không thể vượt qua, những trải nghiệm kỳ lạ, tất cả những hiện tượng không thể giải thích được này đều khiến họ phải quay lại.
Vào những năm 20 của thế kỷ trước, nhà leo núi người Anh Hugh Ruttledge và Đại tá Wilson đã thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên lên núi Kailash, mỗi người đi một đường khác nhau. Ruttledge tin chắc mình có thể leo lên đỉnh núi phía Bắc, nhưng ông đã phải thất vọng về lựa chọn của mình vì con đường ông chọn cực kỳ khó khăn.
Tuy nhiên, mặc cho điều kiện thời tiết bất lợi, ông vẫn tiếp tục đi sang phía Đông. Cuối cùng, ông tìm thấy một tuyến đường dẫn lên đỉnh núi. Tuy nhiên, trời đã quá muộn, nhiệt độ xuống thấp bất ngờ và tầm nhìn bị sương mù che phủ khiến Ruttledge buộc phải quay trở lại.
Trải nghiệm tương tự về thời tiết bất thường cũng xảy ra với Đại tá Wilson, người lên núi bằng con đường ở phía Tây Nam đối diện. Ngay khi ông tìm được một lối dễ leo lên đỉnh núi, tuyết bỗng rơi dày đặc khiến ông không thể leo tiếp được nữa.
Vài năm sau đó, Herbert Tichy - một nhà địa chất người Úc xin phép leo lên ngọn núi. Người ta cho rằng ông sẽ bị từ chối, họ nói: "Chỉ người nào hoàn toàn thuần tịnh mới có thể leo lên đỉnh núi Kailash. Và người như vậy thì không tồn tại trên Trái đất. Với các vách núi dựng đứng như pha lê, thì chỉ có thể bay mới lên được đỉnh núi".
Năm 1980, Chính phủ Trung Quốc đã cho Reinhold Andreas Messner (người được xem là nhà leo núi vĩ đại nhất hiện nay) cơ hội chinh phục đỉnh Kailash.
Không rõ lý do gì nhưng Messner đã từ bỏ ý định này vào phút chót. Ông nói, nếu chúng ta chinh phục ngọn núi này thì có nghĩa là chinh phục thứ quan trọng nhất trong tâm linh nhân loại. Theo ông thì việc này là không sáng suốt, không nên làm.
Cũng trong những năm 80, một nhóm du khách người Mỹ đã mạo hiểm leo lên ngọn núi chưa từng bị chinh phục này. Toàn đội không chuẩn bị về thể chất và trang bị kém nên kế hoạch của họ đã không thành công.
Theo lời kể của cư dân địa phương, sự việc chỉ dừng lại vài năm sau đó khi những nhà leo núi người Mỹ, khoảng 30 tuổi, đột nhiên già đi trong đêm. Móng tay họ mọc dài bất thường và tóc trở nên trắng bệch trong 2 tuần sau đó.
Mặc dù hiện tượng lão hóa nhanh bất thường đó đã được nhiều người nghiên cứu nhưng vẫn chưa thể đưa ra bất kỳ lời giải thích khoa học nào. Giải thích duy nhất được tìm thấy trong các văn tự của Tây Tạng nói rằng, ngọn núi được bảo vệ bởi các vị thần siêu nhiên có khả năng thay đổi thực tại và thời gian.
Đương nhiên khoa học hiện đại không công nhận những điều mang tính tâm linh như núi Thần nhưng không ai có thể xác minh những điều đã xảy ra chính xác hay không ngoại trừ lời kể của hàng chục người từng cảm nhận năng lượng mạnh mẽ và có những trải nghiệm thần bí khi đến gần ngọn núi?
Điều đó cho thấy các truyền thuyết thần thoại không hoàn toàn là sự hư cấu tưởng tượng vô căn cứ của người cổ đại.
Năm 2007, nhà leo núi người Nga Sergei Cistiakov sau khi thất bại trong cuộc khám phá núi Kailash đã kể lại rằng: "Tôi là người có kinh nghiệm leo núi, tôi đã thực hiện hàng chục chuyến thám hiểm tới đỉnh núi Himalaya, nhưng những gì chúng tôi trải qua ở ngọn núi này vượt quá sự hiểu biết của tôi.
Khi đến trước ngọn núi linh thiêng được cho là bất khả xâm phạm ấy, tôi cảm thấy yếu đuối trước sự vĩ đại của nó và sợ rằng sẽ giống như những người đi trước, bị hạ gục bởi phép thuật của nó.
Sau khi đi lên, cả tôi và các thành viên khác trong đội bắt đầu kêu than đau đầu dữ dội. Chúng tôi nghĩ nguyên nhân có thể do thiếu oxy do lên đến độ cao tương đối. Vài giờ sau, chân chúng tôi nặng như đeo chì, và tôi gần như chỉ có thể bò. Tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi rồi đột nhiên bị ám ảnh bởi ý nghĩ mình không có bổn phận ở đây, cần phải quay trở lại.
Tôi bắt đầu thông báo cho những người đồng hành quyết định quay lại bằng mọi giá. Ngay khi bắt đầu đi xuống, tôi cảm thấy như được giải thoát. Cơ thể trở nên thoải mái, các cơ dễ chịu đi, tôi cảm thấy bước đi như không trọng lượng.
Một năng lượng mạnh mẽ tốt lành bao trùm toàn thân tôi. Mặc dù chuyến đi thất bại, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Tôi tin rằng những lời cảnh báo trong các văn tự của Tây Tạng không chỉ là chuyện tưởng tượng và những trải nghiệm mà hàng chục nhà leo núi đã trải qua trong nhiều năm không chỉ là trùng hợp...".
Ngọn núi thần Kailash.
Từ thời cổ đại, ngọn núi thiêng này đã được mọi dân tộc châu Á tôn sùng và được coi là vùng đất thiêng liêng của 4 tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain và Saman giáo.
Theo các học thuyết hiện đại, núi Kailash rỗng và đại diện cho cánh cổng thứ bảy, nơi các nhà hiền triết vĩ đại cai quản thế giới. Giáo sư Ernst Muldashev là một bác sĩ nhãn khoa được biết đến ở Nga vì những lần thâm nhập bất thường vào Tây Tạng.
Vài năm trước, ông cùng một số chuyên gia về địa chất, vật lý và thám hiểm hang động đã thực hiện một chuyến thám hiểm đến Tây Tạng trong nỗ lực giải mã những bí ẩn trên núi Kailash. Họ dừng lại trong vài tháng dưới chân núi, nghiên cứu và lập bản đồ khu vực, thu thập những truyền thuyết và lời chứng dị thường về các hiện tượng xảy ra xung quanh ngọn núi.
Ernst Muldashev kể: "Trong màn đêm tĩnh lặng thường có những âm thanh thở hổn hển kỳ lạ dường như phát ra từ trong lòng núi.
Một đêm nọ, cả tôi và đồng nghiệp nghe thấy rõ ràng tiếng một hòn đá rơi mà chắc chắn phát ra từ bên trong ngọn núi. Tôi tin chắc rằng, núi Kailash không phải hình thành từ địa chất tự nhiên, mà là một kim tự tháp cổ mang những bí ẩn chưa được khám phá".
Giả định này có vẻ kỳ quặc nhưng đã được xác nhận bởi các nhà địa chất từng nghiên cứu về địa hình và cấu trúc của ngọn núi. Họ xác nhận rằng, ngọn núi này có hình dạng kim tự tháp và giống như các kim tự tháp lớn khác trên thế giới có mặt bên đối diện với bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
Trong một nghiên cứu sau đó, các chuyên gia thám hiểm khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng hướng mà tượng Nhân sư ở Ai Cập nhìn về chính là nui Kairash.
Hơn nữa, theo giả thuyết của Giáo sư Muldashev, độ cao ngọn núi sẽ thay đổi theo từng năm, nhưng trung bình là 6.666 m. Giữa độ cao của núi Kailash và Bắc Cực, Nam Cực, tượng đài cự thạch Stonehenge và đại Kim tự tháp Giza, có một mối tương quan và sự tương đồng đáng kinh ngạc.
Dường như khoảng cách giữa núi Kailash và tượng đài cự thạch Stonehenge là 6.666km. Con số tương tự một lần nữa gặp lại giữa Kailash và Bắc Cực, trong khi đến Nam Cực là 13.332km, gấp đôi quãng đường ban đầu.
Những người theo Thần số học cho rằng, con số 6.666 chắc chắn biểu trưng cho điều gì đó và không phải ngẫu nhiên được gắn với ngọn núi Kailash.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều cuộc bàn luận về giả thuyết cho rằng cách đây hàng ngàn năm, trên Trái đất đã tồn tại những nền văn minh tiên tiến chưa được biết đến.
Và các công trình bí ẩn của thế giới như tượng đài Stonehenge, kim tự tháp Ai Cập hoặc Nam Mỹ chính là do các nền văn minh tiền sử này xây dựng. Ernst Muldashev thì vẫn giữ vững niềm tin rằng, "kim tự tháp" Kailash ở Tây Tạng là trung tâm của những kiến trúc này, và được kết nối với nhau bởi các đường hầm dưới lòng đất...