Những động vật có thể hồi sinh sau khi đông lạnh xác

  •  
  • 3.171

Cá sấu, ếch, rùa đều có thể đông lạnh xác chờ hồi sinh, loài gấu nước thậm chí hoạt động và sinh sản bình thường sau 30 năm đóng băng.

Khi không có mái ấm để trú ngụ, cũng không có bộ lông ấm áp để bảo vệ cơ thể, đôi lúc các loài động vật phải chấp nhận các tình huống. Và đối với chúng, chấp nhận các tình huống về cơ bản có nghĩa là đóng băng tới chết vào mùa đông, sau đó hồi sinh vào mùa xuân.

Khi ở ngoài trời cả mùa đông, rõ ràng chúng ta sẽ đóng băng, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ không hồi sinh vào mùa xuân. Những động vật này đã tìm ra nhiều cách né tránh cái chết trong quá trình. Một số có chất chống đông trong máu, một số lợi dụng sự mất nước, và một số nhô mũi lên trên mặt nước cho giấc ngủ dài.

Sự sống trên Trái đất dương như luôn tìm ra cách để thích nghi với những môi trường khắc nghiệt nhất trong tự nhiên. Trong khi loài người luôn cố gắng thay đổi thế giới theo ý mình, các loài khác thích giải quyết theo cách khác.

Ví dụ ếch gỗ. Dù phần lớn động vật lưỡng cư rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, ếch gỗ dựa vào đó để sinh tồn qua mùa đông. Chúng đóng băng tới 70% cơ thể, bao gồm não và mắt. Tim, phổi và cơ bắp của chúng đều ngưng hoạt động hoạt toàn, biến con vật nhỏ trở thành kem ếch.

Protein trong cơ thể ếch hút phần lớn nước ra khỏi tế bào và thay thế bằng glucose. Ở dạng quánh như siro, glucose đóng vai trò như một chất chống đông ngăn tế bào khỏi biến thành băng. Khi thời tiết ấm trở lại, cơ thể nhỏ bé của ếch rã đông và nước quay lại tê bào của chúng, cho phép chúng nhảy đi như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Cá sấu mõm ngắn
Cá sấu mõm ngắn nhô mũi lên khỏi mặt nước, tạo ra một ống thở tạm thời để duy trì sự sống.

Những con cá sấu mõm ngắn ở North Carolina ít phức tạp hơn. Trong phương thức sống sót giữa trời lạnh, khi ao hồ nơi chúng sống bắt đầu đóng băng, cá sấu mõm ngắn nhô mũi lên khỏi mặt nước, tạo ra một ống thở tạm thời để duy trì sự sống. Cách này cho phép chúng thở trong khi tiến vào trạng thái ngủ đông ở bò sát mang tên brumation. Các quá trình trong cơ thể như nhịp tim và hơi thở chậm đi nhiều cho phép chúng bảo toàn năng lượng và giữ ấm.

Những con rùa vẽ mới nở có lẽ là loài thú vị nhất. Chúng có thể giữ dịch lỏng trong cơ thể ở nhiệt độ dưới 0 độ và có thể sống sót ngay cả khi các mô bị đóng băng phần lớn. Nhưng tại sao loại rùa này không cần ống thở như cá sấu mõm ngắn? Đó là vì chúng dựa vào nơi khác để lấy oxy, đó là mông của chúng.

Một con rùa lạnh ở trong nước lạnh có tốc độ trao đổi chất chậm hơn, đòi hỏi ít oxy để sản sinh năng lượng hơn. Vì nhu cầu về oxy của chúng rất thấp, chúng có thể thu thập nước từ xung quanh, chúng di chuyển để nước ao trượt qua mặt cơ thể, hấp thụ oxy qua mạch máu. Và chỗ nào trên cơ thể của chúng có nhiều mạch máu? Bạn có thể đoán ra đó là mông.

Thuật ngữ khoa học gọi là hô hấp qua lỗ huyệt. Năm 1983, các nhà khoa học đóng băng một nhóm gấu nước và chúng có thể hồi sinh vào 30 năm sau. Mẫu vật hồi sinh không chỉ khỏe mạnh mà còn có thể sinh sản.

Những động vật này có thể giúp chúng ta tìm ra cách vượt qua những điều kiện cực hạn. Nếu mô phỏng phương pháp của chúng, chúng ta có thể sử dụng quá trình để đông lạnh xác chính mình và bay xa hơn vào vũ trụ, hoặc đông lạnh nội tạng người để cấy ghép.

Cập nhật: 04/09/2018 Theo VNE
  • 3.171