Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cực nghiêm trọng cho sức khỏe con người, thậm chí biến chứng của bệnh còn có thể gây tử vong. Vì vậy, bất cứ ai cũng cần phải nhận biết về những tác hại của máu nhiễm mỡ ngay sau đây để kịp thời phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả.
Rối loạn mỡ máu không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết người bệnh đều không biết mình mắc bệnh. Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán rối loạn lipid máu trong quá trình xét nghiệm máu thường xuyên hoặc xét nghiệm các bệnh khác.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau chân, tê bì (đặc biệt là khi đi hoặc đứng); sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ; đau tức ngực, khó thở; đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng; khó tiêu và ợ nóng; khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày; chóng mặt; tim đập nhanh; đổ mồ hôi lạnh, nôn và buồn nôn; ngất xỉu.
Các triệu chứng này có thể nhẹ đi khi người bệnh nghỉ ngơi và trở nên tồi tệ hơn khi người đó hoạt động hay căng thẳng.
Người béo phì có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu. (Ảnh: Georgiasurgicare).
Theo Healthline, rối loạn mỡ máu có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân di truyền. Con cái có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu nguyên phát cao hơn bố hoặc mẹ bị rối loạn lipid máu. Tuổi tác tăng cao cũng là nguy cơ khiến cholesterol tăng cao. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới, tuy nhiên, mức LDL ở phụ nữ sẽ có xu hướng tăng sau khi mãn kinh.
Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường type 2, suy giáp hoặc bệnh thận mạn tính cũng có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa (là chất béo từ mỡ động vật, được tìm thấy trong thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn), nhiều đường bột, ăn ít hoa quả; hút thuốc; béo phì và lười vận động.
Bệnh máu nhiễm mỡ đang rất phổ biến hiện nay, không những thế, các biến chứng của bệnh còn có thể rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời.
Chính những thói quen dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì và là tác nhân gây máu nhiễm mỡ. Đặc biệt, căn bệnh này còn có mối liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, những bệnh lý này chính là những tác hại của máu nhiễm mỡ gây ra, chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng con người.
Tác hại của máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại.
Tác hại của máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Mỡ máu cao, lượng triglyceride cao cũng làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh gan mạn tính như xơ gan, ung thư gan...
Các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, kết hợp với chỉ số triglyceride tăng cao sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ về các bệnh tim mạch cho con người.
Yếu tố chính gây nên vấn đề này cũng chính là triglyceride tăng cao làm ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Chính vì vậy tác hại của máu nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
Khi có quá nhiều mỡ máu, sẽ tạo thành lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân sẽ dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là những lúc đi bộ, ngoài ra, bệnh cũng làm tăng khả năng nhiễm trùng ở chân, bàn chân.