Nuôi ruồi làm thức ăn chăn nuôi

  •   2,36
  • 8.155

Ruồi nhà (Musca domestica) có thể là một nguồn thức ăn giá rẻ và bền vững cho các loài vật nuôi theo quy mô trang trại.

Đây là dự báo của một số nhà khoa học và doanh ngiệp, khi việc ấu trùng ruồi được nhân giống, nuôi dưỡng ở tại mặt đất, có thể cung cấp một lượng protein thức ăn cho cá và các loại vật nuôi khác. Thậm chí doanh nhân Jason Drew tại Công ty Agriprotein còn đề nghị, ấu trùng ruồi nên được nuôi thương mại để cung cấp protein cho nuôi cá và động vật, từ đó sẽ cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số đang ngày càng tăng trên thế giới.

Đàn ruồi nuôi thương mại có thể sống ở các lò mổ, khu vực chất thải của nhà máy, chúng sẽ ăn các loại chất thải, cải thiện môi trường. Sau đó những con ruồi này sẽ được chế biến thành các loại thức ăn cung cấp cho vật nuôi.

Ruồi cung cấp nguồn ấu trùng làm thức ăn cho vật nuôi
Ruồi cung cấp nguồn ấu trùng làm thức ăn cho vật nuôi

Cách này đã được Công ty Agriprotein áp dụng. Trong 5 năm qua, công ty đã nuôi khoảng 1 triệu con ruồi được nhốt trong lồng rộng 100 mét, có năng suất khoảng 1.000 trứng. Sau 17 ngày ấu trùng nở thì bắt đầu thu hoạch, trước khi chúng biến thành ruồi. Rồi phơi khô, bóp vụn và bán như thức ăn chăn nuôi. Tháng 9/2012, công ty này đã sản xuất 100 tấn ấu trùng ướt và 24,5 tấn thức ăn chăn nuôi.

Theo Paul Vantomme, một quan chức của Liên hợp Quốc, cho biết, việc đầu tư nuôi ruồi lấy thức ăn chăn nuôi đem lại lợi ích lớn cho các nước đang phát triển. Vì nó cho năng suất cao mà không cần đầu tư lớn. Tuy nhiên, nuôi ruồi cũng đặt ra nhiều thách thức lớn như việc duy trì điều kiện vệ sinh, giám sát chất lượng và sản lượng ấu trùng.

Việc nghiên cứu ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi cũng từng được Thái Lan tiến hành. Song thực tế cho thấy, không phải nước nào cũng có thể sử dụng cách này để làm thức ăn chăn nuôi được. Ở Thái Lan có những loài côn trùng được nuôi lại là loài ký sinh trùng trên nhiều động vật có giá trị thương mại khác, chẳng hạn như tằm. Nếu không kiểm soát tốt sự sinh sản của côn trùng có thể sẽ phá hủy ngành tơ lụa này.

Cùng quan điểm trên, phó giáo sư Monica Ayieko tại Đại học College Bondo, ở Kenya cũng cho rằng, dù biết sự phát triển nguồn protein thay thế trực tiếp sẽ mang lại lợi ích cho người nghèo, nhưng thách thức lớn nhất vẫn là vấn đề khi côn trùng được nuôi một cách phổ biến.

Theo Báo Đất Việt
  • 2,36
  • 8.155