Phải chăng chính con người đã biến Sahara thành sa mạc?

  •   4,52
  • 13.702

Ai có thể ngờ sa mạc đầy cát này cách đây vài ngàn năm là một đồng cỏ rộng lớn. Và chính con người đã góp phần sa mạc hóa Sahara.

Nói đến Sahara - người người hình dung ra ngay ánh nắng Mặt trời chói chang, cát bụi khô nóng, thêm chút ít xương rồng hay hình ảnh lạc đà lững thững bước đi trong cát...

Nhưng bạn có tin không, vào vài ngàn năm trước, chính tại nơi sa mạc được cho là khắc nghiệt lại là một đồng cỏ rộng lớn, xanh tươi. Và chính hoạt động của con người được cho là nhân tố tác động đến hệ sinh thái và làm sa mạc hóa Sahara.

Vài ngàn năm trước, chính tại nơi sa mạc được cho là khắc nghiệt lại là một đồng cỏ rộng lớn, xanh tươi.
Vài ngàn năm trước, chính tại nơi sa mạc được cho là khắc nghiệt lại là một đồng cỏ rộng lớn, xanh tươi.

Một nhà khảo cổ học cho rằng, sâu bên dưới lớp cát ở Sahara là dấu tích của những dòng sông cũ, của lớp thực vật, động vật. Và chính sự dao động của quỹ đạo hành tinh 20.000 năm trước đã tác động và chấm dứt sự màu mỡ này ở Sahara, thay vào đó là vùng sa mạc cằn cỗi.

Tuy nhiên, theo David Wright - nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Seoul thì lý giải này chưa thật thuyết phục.

Ông cho rằng: "ở Đông Á có những lý thuyết về thời kỳ Đồ đá tồn tại rất lâu chỉ ra rằng, người xưa có thể làm thay đổi cảnh quan nhiều đến mức khiến gió mùa ngừng thâm nhập vào đất liền".

Theo Wright và đồng nghiệp, việc đưa gia súc đến Bắc Phi hơn 8.000 năm trước của con người đã làm thay đổi hệ thực vật của khu vực này và ngăn chặn sự phát triển của cây gỗ cùng các cây bụi lớn.

Khi ánh Mặt trời chiếu xuống đất, nó sẽ làm nóng bừng bề mặt đất. Những thảm thực vật dần ít đi khiến vùng đất trở nên trơ trọi hơn, tiếp xúc với nắng nóng nhiều hơn.

Sự thay đổi này cũng làm giảm tác động và khả năng tiếp cận của gió mùa ở châu Phi, từ đó thúc đẩy sự phát triển của cây bụi thấp và sa mạc - tạo ra một vòng lặp về sa mạc hóa.

Những thảm thực vật dần ít đi khiến vùng đất trở nên trơ trọi hơn, tiếp xúc với nắng nóng nhiều hơn.
Những thảm thực vật dần ít đi khiến vùng đất trở nên trơ trọi hơn, tiếp xúc với nắng nóng nhiều hơn.

Ông Wright tiếp tục tìm hiểu và tìm ra bằng chứng để làm sáng tỏ vai trò của con người trong quá trình sa mạc hóa Sahara.

Wright chia sẻ: "Thời gian đó, các hồ nước dường như xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Sahara và chúng sẽ ghi lại sự thay đổi của thảm thực vật này. Chúng ta cần phải khoan sâu xuống lớp đáy hồ để lấy được những dấu vết này, xem xét các thông tin khảo cổ và sẽ tìm ra những gì con người đã làm ở đó".

Và biết đâu, một ngày nào đó chúng ta lại có thể làm cho Sahara của khoảng 10.000 năm về trước hồi sinh trở lại.

Nghiên cứu đăng tải trên Frontiers in Earth Science.

Cập nhật: 18/03/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,52
  • 13.702