Phát hiện loài bọ thời tiền sử với cặp hàm đáng sợ

  •  
  • 2.713

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của loài bọ khổng lồ từng là nỗi khiếp sợ của các vùng biển ở thời kỳ cách đây 400 triệu năm.

Websteroprion armstrongi đang săn mồi.
Websteroprion armstrongi đang săn mồi. (Ảnh minh họa: James Ormiston).

Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học Bristol, đại học Lund và bảo tàng hoàng gia Ontario (Canada), đã nghiên cứu một hóa thạch cổ và phát hiện ra phần còn lại của loài bọ cổ (tên khoa học: Websteroprion armstrongi) đã tuyệt chủng.

"Loại hóa thạch nghiên cứu có từ thời kỳ đầu của kỷ Trung Devon và được lưu trữ tại bảo tàng hoàng gia Ontario", giáo sư Mats Eriksson, người dẫn đầu dự án nghiên cứu, cho biết.

Websteroprion armstrongi là loài bọ có cặp hàm khủng nhất trong số các hóa thạch của loài này mà các nhà khoa học nghiên cứu. Cơ thể chúng có thể dài từ 1 tới 3m. Theo Live Science, khi săn mồi, chúng đầm mình dưới cát, chờ con mồi đi qua và tấn công chớp nhoáng bằng cặp hàm lớn.

Theo giới khoa học, phát hiện bất ngờ về Websteroprion armstrongi giúp thiết lập kỷ lục về loài bọ mới có bộ hàm lớn nhất thế giới.

Cập nhật: 11/03/2017 Theo tintuc
  • 2.713