Phát hiện protein khủng long cổ nhất

  •  
  • 1.205

Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện, chân hóa thạch của khủng long thú mỏ vịt sống cách đây 80 triệu năm có những protein lâu đời nhất được lưu trữ trong các mô mềm, bao gồm các mạch máu, các mô liên kết và có lẽ là cả protein của các hồng huyết cầu.

Tác giả của nghiên cứu này cũng chính là nhóm đã công bố phát hiện gây nhiều tranh cãi năm 2007, theo đó họ đã tìm thấy những mô mềm tương tự trong xương của loài Tyrannosaurus rex sống cách đây 68 triệu năm.

“Đây không phải điều kỳ diệu tự đến dễ dàng,” John Asara thuộc trường Dược Harvard, người đứng đầu nghiên cứu về chuỗi protein, cho biết.

Khủng long được lưu giữ tốt

Những protein này được khôi phục từ một xương đùi của loài hadrosaur được bao bọc kỹ trong lớp sa thạch, có vẻ chính điều này đã ngăn chặn sự phân rã các mô, Asara nói.

Các phân tích hiển vi sơ bộ đã giúp phát hiện những cấu trúc giống như mạch máu, tế bào và collagen, ông lưu ý.

Những quan sát ban đầu này được khẳng định lại với việc áp dụng những những kháng thể vào các mô vẫn được coi là phản ứng lại với protein. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy có sự hiện diện của collagen và các protein khác, bao gồm cả hemoglobin (Hb), một protein trong các hồng huyết cầu.

Tế bào máu của khủng long?

Sự có mặt của hemoglobin hiện vẫn chỉ là suy đoán, và không được đưa vào nghiên cứu mới xuất hiện trên tờ Science số ra hôm nay.

Một số nhà khoa học cho rằng hemoglobin chỉ là một tạp chất mà thôi.

"Nếu đó không phải là một tạp chất, thì đây sẽ là một tin chấn động hơn tin ra ngày hôm nay, trong đó có công bố phát hiện đã được kiểm nghiệm về các mạch mạch máu và các mô liên kết khác,” Pavel Pevzner, nhà sinh học điện toán thuộc đại học California tại San Diego, người không không quan tới nghiên cứu này, phát biểu. 

Được phát hiện từ hóa thạch khủng long thú mỏ vịt sống cách đây 80 triệu năm, các hồng huyết cầu của khủng long được bao quanh bởi các mô liên kết trắng – dẫn lời một kết quả nghiên cứu tháng 4 vừa qua. (Ảnh: Mary H. Schweitzer)

Một phát hiện được kiểm nghiệm về hemoglobin ở khủng long sẽ mở ra cánh cửa để phát hiện rất nhiều protein khác ở khủng long, bao gồm cả các protein DNA, ông nói kèm theo lo ngại về một sự hồi sinh như mô tả trong bộ phim Công viên kỷ Jura.

Asara, đồng tác giả của nghiên cứu nói, tới nay nhóm của ông vẫn chưa thể nói gì nhiều về hemoglobin, với công nghệ còn hạn chế hiện tại, rất khó khẳng định được điều gì chắc chắn.

“Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng đó là một tạp chất.”

Bổ sung vào cây gia hệ

Asara phân tích các mẫu mô với sự trợ giúp của một quang phổ kế, thiết bị có thể làm rõ cấu trúc hóa học bằng cách chỉ ra các khối yếu tố hóa học khác nhau trong mỗi mẫu.

Ông phát hiện ra 8 protein collagen, và một đồng nghiệp so sánh chúng với các mẫu ở những loài động vật thời nay cũng như hóa thạch của loài voi răng mấu và khủng long T. rex.
Kết quả thu được đặt loài khủng long thú mỏ vịt , Brachylophosaurus canadensis, vào cùng nhánh cây gia hệ với loài T. rex. Và, đúng như dự đoán, cả khủng long thú mỏ vịt và T. rex đều có quan hệ gần với gà và đà điểu hơn là thằn lằn và cá sấu.

Sự kính trọng mới?

Nghiên cứu mới này đã thuyết phục được những tranh cãi quanh nghiên cứu của nhóm về mô mềm trên loài T. rex năm 2007 – ví dụ, trước đây những người chỉ trích nói rằng mô này có thể được đưa vào loài T. rex do sai sót trong phân tích của các nhà nghiên cứu.

Pevzner thuộc đại học California tại San Diego, người đã từng chỉ trích công nghệ được sử dụng khi phân tích protein ở loài T. rex trong nghiên cứu trước, nói rằng nghiên cứu mới đã được tiến hành đúng hướng, với sự kiểm soát chặt chẽ hơn, tránh được các tạp chất và các trở ngại khác trong việc xác định một vật liệu như protein của khủng long.

G2V Star (Theo National Geographic)
  • 1.205