Sau tám năm nghiên cứu ở khu tự trị Tây Tạng, người ta đã phát hiện ra 5 loài vật mới bao gồm 3 loài ếch, một loài khỉ và một loài rắn độc. Bên cạnh 5 loài mới này, các nhà khoa học cũng phát hiện thêm 20 loài vốn được cho là không sống tại môi trường Tây tạng. Vì có kích thước lớn nhưng mãi đến nay mới được phát hiện nên loài khỉ đen má trắng và rắn Protobothrops himalayanus được xem là tâm điểm của khám phá này.
Tại Tây Tạng, các nhà khoa học phát hiện 3 loài ếch, một loài khỉ và một loài rắn độc mới.
Đầu tiên chúng ta hãy đề cập đến loài khỉ đen má trắng, cũng là động vật có vú duy nhất trong số năm loài mới được phát hiện trong đợt phát hiện này. Người ta tìm thấy nó ở quận Medog, nơi giáp với Arunachal Pradesh. Loài này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2015 và được mô tả bởi các nhà linh trưởng học người Trung Quốc Li Cheng, Zhao Chao và Fan Pengfei. Đây cũng là loài linh trưởng đầu tiên trong nhiều thập kỉ nay được các nhà học giả Trung Quốc đặt tên và đồng thời cũng là loài khỉ mới nhất được mô tả trong một bài báo mang tính học thuật.
Khi đen má trắng có kích thước lớn, mập mạp. Con đực lớn hơn đáng kể nếu so với con cái. Lưng của những con khỉ này có màu từ nâu vàng đổ xuống màu nâu sô cô lá. Phần má của nó có những sợi lông màu xám trắng, và đó là là lý do nó có cái tên như đã nói.
Loài tiếp theo là Protobothrops himalayanus, một loài rắn bụi chúa có độc. Nó được phát hiện ở dãy Himalaya vào năm 2012 với đặc điểm nhận dạng là đầu đỏ và mắt đỏ, chiều dài có thể lên tới 1.5 mét. Việc phát hiện ra loài rắn này được xem là một thách thức lớn, cơ bản là vì dãy núi này nổi tiếng hoang vắng và không có sự sống. Theo nhà nghiên cứu Liu Wulin, việc phát hiện ra loài rắn lớn có thể là dấu hiệu cho thấy sự đa dạng loài của các địa phương và môi trường sinh thái có tính bản địa cao.
Nhiều người cho rằng việc vẫn phát hiện thấy loài mới ở Tây Tạng cho thấy nơi đây có khả năng bảo vệ tốt các loài động thực vật, và nhiều khả năng vẫn có các loài khác đang chờ được khám phá. Có hơn 900 nhà nghiên cứu đã tham gia vào cuộc điều tra này nhằm mục đích kiểm tra sự phân bố của các loài vật hoang dã nơi đây. Đồng thời họ cũng quan tâm đến môi trường sống của chúng, cũng như kiểm tra các hoạt động thuần hoá, sinh sản hay buôn bán động vật của những người dân địa phương lân cận.