Pasargadae - Di sản văn hóa thế giới tại Iran

  •  
  • 448

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Di tích Pasargadae của Iran là Di sản văn hóa năm 2004.

Lăng mộ Cyrus Đại Đế tại cố đô Pasargadae ở Iran
Lăng mộ Cyrus Đại Đế tại cố đô Pasargadae ở Iran

Pasargadae là kinh đô của triều đại đầu tiên của Đế chế Achaemenid – đế chế được thành lập bởi Cyrus Đại Đế. Đế chế này được tạo dựng nên vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.

Pasargadae nằm ở vùng đồng bằng sông Polvar, thuộc trung tâm Pars, quê hương của người Ba Tư. Quần thể di tích tại Pasargadae rộng 160ha bao gồm: Lăng Cyrus II; Tall Takht- E, sân thượng, cung điện và khu vườn.

Pasargadae là thủ đô của đế chế đa văn hóa lớn đầu tiên ở Tây Á. Đây được coi là đế chế đầu tiên có sự đa dạng văn hóa của các dân tộc khác nhau.

Lăng mộ Cyrus Đại đế được xây dựng bằng đá sa thạch trắng.

Nổi bật nhất trong quần thể Pasargadae là Lăng mộ Cyrus Đại Đế (hay hoàng đế này còn có danh hiệu khác là Cyrus II) - một vị "Vua của các vị vua" trong lịch sử Ba Tư. Vua Cyrus Đại Đế là một vị anh hùng dân tộc, ông là Hoàng đế sáng lập ra Đế quốc Ba Tư hùng cường dưới triều nhà Achaemenes, vào thời kỳ cổ đại. Nhà vua tiến hành bành trướng đế quốc này, chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và phần lớn Trung Á, từ Ai Cập và biển Hellespont cho đến sông Ấn ở phía Đông, để rồi Đế quốc Ba Tư trở thành một đế quốc rộng lớn nhất trên thế giới cổ đại.

Lăng mộ này đã từng bị phá hủy sau đó được tu bổ lại và đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn, ở trong tình trạng bảo quản tốt. Lăng mộ này đã từng bị phá hủy sau đó được tu bổ lại và đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn, ở trong tình trạng bảo quản tốt.

Cyrus Đại Đế vốn là vua của một tiểu Vương quốc chư hầu của Đế quốc Media và với những chiến thắng lừng lẫy của ông trước các Đế quốc hùng mạnh như Media, Lydia hay Tân Babylon, ông trở thành vị "Vua của các vị vua", vị "Hoàng đế của bốn phương Trái Đất", còn được gọi là "Vị vua Mặt Trời". Ông cũng là một vị vua anh minh và thực hiện chính sách tự do, tôn trọng nhân quyền, cách đối xử của ông với những dân tộc mà ông chinh phạt thật khác biệt với những nhà chinh phạt khác vào thời kỳ cổ đại.

Lăng mộ của Cyrus Đại Đế có chiều cao 11 mét, mặt dáy 12x13 mét với kiến trúc được cho là có sự ảnh hưởng từ những ngôi mộ xứ Lydia.

Lăng mộ này đã từng bị đe dọa bởi những trận lũ lụt, cũng chính vì lý do đó đã góp phần đầy nhanh tiến độ  để Iran hoàn tất hồ sơ đề nghị Unesco công nhận di tích này là Di sản văn hóa. Trở thành di sản văn hóa thế giới, di tích này có nhiều cơ hội để được bảo tồn và phát huy giá trị tốt hơn.Lăng mộ này đã từng bị đe dọa bởi những trận lũ lụt

Lăng mộ của Cyrus Đại Đế có chiều cao 11 mét, mặt dáy 12x13 mét với kiến trúc được cho là có sự ảnh hưởng từ những ngôi mộ xứ Lydia. Lăng mộ có kết cấu như môt ngôi nhà với một mái nhà hơi nhọn. Vật liệu được dùng để xây dựng lăng mộ là đá sa thạch trắng. Vào thời kỳ cổ đại, Lăng Mộ của Cyrus Đại Đế từng bị tàn phá, song vua Alexandros Đại Đế - vốn là vị thống soái tôn kính hoàng đế Cyrus Đại Đế đã cho khôi phục lại Lăng tẩm này.

Công viên Hoàng gia Ba Tư trong cố đô Pasargadae

Lăng mộ của Cyrus Đại Đế nằm trong công viên Hoàng gia Ba Tư trong cố đô Pasargadae. Lăng mộ tuy có kiến trúc không quá cầu kỳ nhưng lại rất đẹp mắt. Trong cuộc chinh phạt Châu Âu, vùa Alexandros Đại Đế đã từng hai lần thăm viếng lăng tẩm này. Lần đầu tiên và năm 330 trước Công nguyên và lần thứ hai sau khi ông chinh phạt Ấn Độ.

Cyrus Đại Đế đã truyền lệnh cho các thợ xây người Lydia xây dựng lăng mộ cho mình khi ông cảm nhận được tuổi già đang đến

Theo nhà sử học nổi tiếng Samuel Willard Cromptom: Cyrus Đại Đế đã truyền lệnh cho các thợ xây người Lydia xây dựng lăng mộ cho mình khi ông cảm nhận được tuổi già đang đến và chuẩn bị cho cái chết của mình. Nếu Cyrus Đại Đế là một tín đồ Hỏa giáo đúng như ý kiến của một số học giả, thì việc chọn lựa nơi nghỉ an cuối cùng là vô cùng quan trọng.

Sau này dù cố đô Pasargadae – một trong bốn kinh đô của đế chế Ba Tư đã sụp đổ song Lăng mộ của Cyrus Đại Đế vẫn nguyên vẹn.

Di tích Pasargadae là minh chứng nổi bật cho phong cách kiến trúc vương triều Achaemenid

Lăng mộ này đã từng bị đe dọa bởi nhưng trận lũ lụt, cũng chính vì lý do đó đã góp phần đẩy nhanh tiến độ để Iran hoàn tất hồ sơ đề nghị Unesco công nhận di tích này là Di sản văn hóa. Trở thành di sản văn hóa thế giới, di tích này có nhiều cơ hội để được bảo tồn và phát huy giá trị tốt hơn.

Unesco đã công nhận Di tích Pasargadae của Iran là Di sản văn hóa năm 2004.

Di tích Pasargadae được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (i),(ii),(iii),(iv)

Tiêu chí (i): Di tích Pasargadae là minh chứng nổi bật cho phong cách kiến trúc vương triều Achaemenid.

Tiêu chí (ii): Pasargadae là kinh đô của triều đại đầu tiên của Đế chế Achaemenid – đế chế được thành lập bởi Cyrus Đại Đế. Kinh đô này được xây dựng với sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa và nhiều dân tộc khác nhau vì vậy di tích này trở thành minh chứng cho một giai đoạn phát triển của nghệ thuật Ba Tư xưa.

Tiêu chí (iii): Di tích Pasargadae với các công trình kiến trúc tại đây mà trong đó nổi bật nhất là lăng mộ của người sáng lập ra triều đại – Cyrus Đạt Đế là đại diện cho một giai đoạn lịch sử của đế chế hùng mạnh Ba Tư.

Tiêu chí (iv): Di tích Pasargadae nói chung và các công trình kiến trúc tại đây nói riêng trở thành nguyên mẫu cho phong cách kiến trúc Tây Á và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ một thời gian dài sau đó.

Cập nhật: 19/02/2016 Theo disanthegioi.info
  • 448