Những ngày này người dân ở thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đang đổ xô đi đào cổ vật ở 2 con sông cạn trơ đáy sau hạn hán.
Dòng sông cạn trơ đáy.
Người dân đổ xô đi đào cổ vật.
Chính quyền Cám Châu cho biết do thời tiết nắng nóng kéo dài, khiến một số sông, hồ trong
thành phố cạn kiệt, trong đó có sông Chương và sông Cống. Từ đó làm lộ ra nhiều di tích cổ. Tuy nhiên, chính quyền thành phố nhấn mạnh: "Bất kể hình thức nghiên cứu và khai quât di tích nào do cá nhân thực hiện tự phát đều bị coi là vi phạm pháp luật".
Dù vậy, nhiều người dân vẫn bất chấp đi "săn cổ vật" trên 2 khúc sông. Trong thời gian này, không khí ở đấy khá nhộn nhịp. Có người đàn ông vừa cầm mảnh kim loại màu vàng lấm lem đất, thốt lên: "Món đồ này có lẽ thuộc thời Tống".
Vào khoảng tháng trước, một tấm bia khắc đá ký tự được cho là có niên đại từ thời nhà Thanh (1636-1911) cũng được phát hiện ở sông Chương cạn đáy. Trên bia đá còn khắc chữ: "Điểm phía đông đại lộ phía nam Cám Châu". Chuyên gia cho rằng tấm bia là mốc giới của tuyến đường cổ ở Cám Châu và mang lại giá trí ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu lịch sử thành phố.
Hiện tại cơ quan chính quyền thành phố Cám Châu đang liên tục kêu gọi người dân giao nộp mọi thứ họ tìm thấy ở di tích cổ cho giới chức. Người nào không chấp hành có thể bị xử phạt.