Tại sao có mặt trời lúc nửa đêm?

  •   3,910
  • 12.382

Bạn có phải là người yêu thích buổi sáng? Bạn có cảm thấy thời gian ban ngày không lúc nào đủ để bạn có thể hoàn thành tất cả các hoạt động mà bạn muốn không? Bạn có ghét sự im lặng và bóng tối bao trùm của buổi đêm? Hay bạn là một con cú đêm yêu thích buổi tối? Có phải bạn thường nảy ra nhiều ý tưởng nhất vào ban đêm không?

Trái Đất luôn chuyển động theo quy luật và chắc chắn luôn có ban ngày và ban đêm hiện diện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Đối với một số người, ban đêm có thể làm cho họ cảm thấy buồn và cô đơn, trong khi một số khác lại yêu thích thời gian vào ban đêm và cực kỳ ghét ánh sáng ban ngày.

Trên thực tế, trên Trái Đất có những nơi mà Mặt Trời không hề lặn hay mọc trong nhiều ngày. Những hiện tượng này được gọi là Mặt trời lúc nửa đêm và Đêm trắng. Vậy những hiện tượng này là gì?

Mặt Trời lúc nửa đêm là một hiện tượng thiên nhiên khi mà chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trời vào nửa đêm. Hiện tượng này xảy ra ở gần Bắc Cực và Nam Cực. Ngược lại với hiện tượng này được gọi là Đêm vùng cực (polar night), khi mà không hề có ánh sáng mặt trời vào ban ngày.

Hiện tượng Mặt Trời lúc nửa đêm.
Hiện tượng Mặt Trời lúc nửa đêm.

Theo ScienceABC, hiện tượng Mặt Trời lúc nửa đêm xảy ra tại vòng Bắc Cực vào hạ chí (quanh ngày 22 tháng 6), hiện tượng Đêm trắng xảy ra vào đông chí (quanh ngày 21 tháng 12). Còn tại vòng Nam Cực, hiện tượng Mặt Trời lúc nửa đêm xảy ra vào đông chí và hiện tượng Đêm trắng xảy ra vào hạ chí.

Hiện tượng Đêm trắng.
Hiện tượng Đêm trắng.

Ở vòng Bắc Cực, hiện tượng Mặt Trời lúc nửa đêm có thể được nhìn thấy ở các quốc gia Na-uy, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển và Canada... Tại vòng Nam Cực, hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy ở Nam Cực, nơi con người không sinh sống chủ yếu mà chỉ có một số nhỏ những nhà nghiên cứu. Thực tế, ở những nơi gần với 2 cực, Mặt Trời không hề lặn trong vòng nửa năm tương ứng với mùa nóng và không hề mọc trong vòng nửa năm tương ứng với mùa lạnh.

Tại vòng Nam Cực, hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy ở Nam Cực.
Tại vòng Nam Cực, hiện tượng này chỉ có thể nhìn thấy ở Nam Cực.

Cứ 24 tiếng Trái Đất hoàn thành 1 vòng quay quanh trục, đây là lý do tạo ra sự thay đổi giữa ngày và đêm. Ngoài ra, Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời và hoàn thành một vòng sau 365 ngày (một năm). Trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất nghiêng một góc 23,5 độ. Nếu Trái Đất nằm thẳng đứng thì mỗi ngày sẽ có 12 tiếng ban ngày và 12 tiếng ban đêm ở tất cả mọi nơi trên Trái Đất trong suốt cả năm. Nhưng thực tế là Trái Đất nằm nghiêng vì vậy mà ở vòng Bắc Cực, Mặt Trời không lặn trong suốt khoảng thời gian hạ chí và tại Cực Bắc, Mặt Trời không lặn trong 6 tháng. Tương tự như thế, ở vòng Nam Cực, Mặt Trời không lặn trong suốt khoảng thời gian đông chí và tại Cực Nam, Mặt Trời không lặn trong 6 tháng.

Bạn có thể tưởng tượng được cuộc sống ở khu vực mà Mặt Trời không hề lặn trong trong 6 tháng và 6 tháng tiếp theo lại là một màn đêm dày đặc không?

Cập nhật: 21/11/2018 Theo vnreview
  • 3,910
  • 12.382