Bằng phương pháp 3D, các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt con người từ chiếc đầu lâu có niên đại 1.800 tuổi được tìm thấy ở Mũi Đá Trắng.
Mới đây, các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của chiếc đầu lâu có niên đại khoảng 1.800 năm bằng công nghệ 3D. Chiếc đầu lâu này là một phần của bộ xương cổ bị chôn vùi tại khu vực Beachy Head (Mũi Đá Trắng) - một vách đá nằm ở bờ biển cực Nam nước Anh, gần thị trấn Eastbourne trong hạt Đông Sussex.
Chiếc đầu lâu của người phụ nữ 1.800 tuổi được tìm thấy ở Beachy Head vào năm 1953
Bộ xương lần đầu tiên được phát hiện ở Beachy Head vào năm 1953 và các nhà nghiên cứu ước chừng, bà sống vào khoảng năm 245, là vợ hoặc người tình của quan chức địa phương tại một ngôi biệt thự La Mã cổ gần đó.
Nhà nghiên cứu di sản Jo Seaman cho biết: "Qua kiểm tra chúng tôi nhận thấy, người phụ nữ này khoảng 30 tuổi, có một cuộc sống khá đầy đủ, chế độ ăn uống tố nên xương và răng của cô ở trong tình trạng tốt, không có bệnh. Không những thế, kết quả kiểm tra đồng vị xương cũng chỉ ra, xương tay, chân của bà không có dấu hiệu lao động nặng".
Bằng phương pháp 3D, các nhà nghiên cứu đã tái tạo lại khuôn mặt của người phụ nữ này
Các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Eastbourne kết hợp với chuyên gia thuộc Đại học Dundee tiến hành đo đồng vị phân tích, kiểm tra xương, răng cùng nguyên tố vi lượng hấp thu của bộ xương nhằm xác định chính xác nguồn gốc, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, nguyên nhân dẫn đến cái chết của người phụ nữ này.
Đặc biệt hơn, họ đã sử dụng hộp sọ cùng dấu vết được lưu lại ở khu vực để xây dựng hình ảnh của bà nhằm đem đến cho mọi người cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, nền văn hóa của những người La Mã.