Mặt đồng hồ lớn nhất Châu Âu không phải là Big Ben, nó nằm tại Thụy Sĩ.
Bắt đầu bằng thứ đơn giản nhất, dường như nổi tiếng nhất tại đất nước Thụy Sĩ, nhưng các bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi biết nơi đây mới sở hữu mặt đồng hồ lớn nhất Châu Âu. Tất nhiên, lớn nhất châu lục này là to hơn Big Ben rồi.
Đó là đồng hồ tại Nhà thờ Thánh Peter tại Zurich.
Nếu lần đầu tiên tới Zurich, Thụy Sỹ, bạn hãy đừng mất công dừng lại trong ngạc nhiên và cố gắng đếm xem nơi đây có bao nhiêu đài phun nước.
Thành phố Zurich có tới 1224 vòi phun nước uống được, và nơi đây có lẽ cũng là thành phố mà bạn không sợ bị khát khi đi du lịch tại đó, trong số lượng 1224 vòi, có rất nhiều vòi nước uống được.
Bình thường, ta vẫn thấy hộp thư chỉ có một khe để thả thư vào, nhiều nơi có cả một thùng thư cỡ khá to để người giao có thể gửi gắm cả bưu kiện.
Nhưng những thùng thư tại đất nước Thụy Sỹ lại kết hợp cả hai chức năng đó, một khe dành riêng cho thư tín và một cửa lớn dành riêng cho bưu kiện.
Eins = Một
Cái sự "Like" mà chúng ta hay thấy có một nghĩa hoàn toàn khác tại đất nước đồng hồ này. Khi đếm bằng ngón tay, người Thụy Sỹ cũng dùng ngón cái để biểu hiện số 1. Đừng nhầm tưởng khi đến thăm đất nước xinh đẹp này nhé.
Vào năm 2009, bang Appenzell tại Thụy Sỹ đã phải ban hành luật cấm leo núi trong trạng thái không mặc gì, sau khi rất nhiều người phàn nàn về việc du khách Đức qua đây thường xuyên leo núi khi "không mảnh vải che thân".
Hai năm sau khi ban hành luật cấm, một thanh niên trần truồng leo núi đã tạm giữ và phải nộp phạt 100 Franc.
Cánh cửa bê tông của một căn hầm trú ẩn công cộng.
Nghe có vẻ họ đã lo xa, nhưng luật thì vẫn là luật.
Thụy Sỹ yêu cầu nhà nào cũng phải có một hầm trú ẩn như vậy, thành phố hay làng mạc nào cũng phải có một hầm trú ẩn đủ chỗ cho những người dân chưa có hầm riêng. Thôi thì cẩn tắc vô áy náy.
Nghe tưởng chứng như họ định biến cả nhà vệ sinh thành hộp đêm nhưng không phải. Màu đèn này để ngăn ngừa những người nghiện ma túy vào đây chích thuốc, bởi màu đèn xanh sẽ khiến cho họ không thể tìm thấy đường ven trên tay.
Đúng, bạn không đọc nhầm đâu. Nếu bạn mong muốn tự sát, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ một tổ chức xã hội phi lợi nhuận mang tên Dignitas.
Người sáng lập Dignitas, ông Ludwig Minnelli.
Người mong muốn ra đi sẽ được sử dụng một loại thuốc đặc biệt, cơ thể của họ sẽ lịm dần đi, bước vào trạng thái hôn mê sâu và rồi họ sẽ ra đi trong thanh thản.
Bên cạnh những người bệnh nặng có mong muốn được tự sát, còn có một tỉ lệ những người tìm đến việc tự sát chỉ vì họ "mệt mỏi với cuộc sống này quá rồi".
Một vật dụng quá nổi tiếng, chắc hẳn bạn đã một lần nghe tới cụm từ Swiss Army Knife. Trong số những công cụ hỗ trợ tuyệt vời ấy, có duy nhất đầu vặn mở sâm-panh là được làm tại Nhật Bản, những phần còn lại được làm toàn bộ tại Thụy Sỹ.
Đất nước còn lại là Vatican.
Rộng 580.03 km2, Geneva là hồ lớn nhất Thụy Sĩ. 1 phần của hồ này nằm trong lãnh thổ của Pháp (40.47%), nơi nó được gọi là Lac Léman. Hồ lớn nhất hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Thụy Sĩ là hồ Neuchâtel với diện tích bề mặt 218.3 km2. Nước hồ trong và sạch đến nỗi bạn có thể nhìn thấy đấy và thậm chí uống nước trực tiếp từ hồ.
Là một quốc gia công nghiệp hóa, Thụy Sĩ là một trong những nước có tỷ lệ sở hữu súng lớn nhất. Tuy nhiên, sở hữu nhiều súng không nhất thiết đồng nghĩa với tỷ lệ tội phạm cao. Số ca tử vong liên quan đến súng của Thụy Sĩ chưa bằng một nửa so với Mỹ. Thực chất Thụy Sĩ lại là một trong những nước công nghiệp hóa có tỷ lệ tội phạm thấp nhất. Vào năm 2010, chỉ có 0.5 trên 100,000 tội phạm giết người bằng súng so với con số 5/100,000 ở Mỹ.
Thịt ở Thụy Sĩ đắt hơn giá trung bình ở Châu Âu tới 124%. Một nửa kilogram thịt là khoảng CHF 12-14. 200 gram thịt mông bò Kentucky tại một nhà hàng Thụy Sĩ gần sân bay Zurich sẽ tiêu tốn của bạn CHF 37.50 ($38), trong khi 250 gram thịt mông bò Argentina ở một nhà hàng thịt bít tết ngay biên giới Đức ở Singen chỉ mất €20.90 (CHF22.90 hay $23). Như vậy giá ở Thụy Sĩ cao hơn gấp đôi.
Thuế quan của Thụy Sĩ đối với thực phẩm và đồ uống nhập khẩu là để bảo vệ nông dân trong nước, những người thường có nông trại nhỏ hơn những đối thủ cạnh tranh quốc tế.
Đường hầm Gotthard của Thụy Sĩ dài nhất thế giới với 57km chiều dài (dài hơn đường hầm Channel giữa Anh và Pháp tới 7km). Phải mất tới 17 năm để hoàn thiện đường hầm này.
Có thể bạn không biết rằng việc quốc kỳ của Thụy Sĩ khá giống với cờ Chữ Thập Đỏ không phải là một sự trùng hợp. Cờ của Hội Chữ Thập Đỏ đơn giản là phép đổi màu từ cờ của Thụy Sĩ, nhằm cho thấy niềm tự hào về nguồn gốc Thụy Sĩ. Hội Chữ Thập Đỏ có 97 triệu tình nguyện viên và được thành lập vào năm 1863 tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi trụ sở của hội vẫn còn đến ngày nay.