Tìm ra nhện màu ngọc sapphire, khoa học chưa kịp vui mừng đã có nguy cơ bị phạt nặng

  •   52
  • 2.619

Con nhện khổng lồ này là một phát hiện đáng quý với giới khoa học. Tuy nhiên, những người tìm ra nó chưa chắc đã thấy vui.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tarantula Society của Anh Quốc đã công bố một loài mới được phát hiện trong phân loài nhện tarantula - những con nhện lớn nhất thế giới về trọng lượng. Đó là một con tarantula có màu lam ngọc (sapphire) - màu sắc cực kỳ đặc biệt trong thế giới loài nhện, và được tìm thấy trong từng tại Malaysia.

Con nhện tarantula màu sapphire.
Con nhện tarantula màu sapphire.

Đây rõ ràng là một phát hiện tuyệt vời dành cho giới nghiên cứu nhện học. Tuy nhiên, chính người đặt tên cho nó lại có thể đang vi phạm luật mà họ không hề hay biết.

Cụ thể, loài nhện tarantula mới này được đặt tên Birupes simoroxigorum - cái tên ghép từ 3 con của người tìm ra con nhện là Simon, Roxanne và Igor. "Thực ra nếu chưa từng tự mình nhìn thấy con nhện, tôi đã nghĩ đây là sản phẩm Photoshop" - Chien Lee, một nhiếp ảnh gia đã từng đăng ảnh chú nhện này lên Facebook vào năm 2017.

Sau khi Lee đăng ảnh, một số người đã nhận và vận chuyển con nhện đến châu Âu. Vấn đề là ở chỗ theo luật quốc tế, việc xuất khẩu các loài vật hoang dã không rõ nguồn gốc là không hợp pháp. Như Cục lâm nghiệp Sarawak mới đây đã cáo buộc những nhà nghiên cứu này không có đủ giấy tờ hợp pháp để nhận con nhện này.

Theo luật quốc tế, việc xuất khẩu các loài vật hoang dã không rõ nguồn gốc là không hợp pháp.
Theo luật quốc tế, việc xuất khẩu các loài vật hoang dã không rõ nguồn gốc là không hợp pháp.

"Tôi thực sự không biết rằng đó là trái pháp luật. Chúng tôi tưởng rằng những con nhện được thu thập hoàn toàn hợp pháp, với các giấy tờ cần thiết" - trích lời Danniella Sherwood, đồng tác giả nghiên cứu. Trên thực tế, những người giao nhện cho cô cho biết họ có đủ giấy tờ cần thiết để nhập khẩu vào châu Âu.

Tại Mỹ, việc vi phạm luật động vật hoang dã của các quốc gia khác được xem là phạm pháp, nhưng tại các nước châu Âu thì lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên riêng ở Anh Quốc, các nhà nghiên cứu buộc phải tìm hiểu xem mẫu vật họ sử dụng có được thu thập hợp pháp hay không. Theo người phát ngôn của Oxford, có thể nhóm nghiên cứu này đã phạm sai lầm vì "quá ngây thơ", không kiểm tra kỹ lưỡng những gì mình đã nhận.

Hiện tại, chưa rõ các nhà nghiên cứu sẽ gặp rắc rối gì, nhưng có lẽ mức phạt sẽ không nhỏ. Thông tin sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Cập nhật: 05/03/2019 Theo kenh14
  • 52
  • 2.619