Tìm thấy hóa thạch tôm hùm khổng lồ nhất trái đất 480 triệu năm trước

  •  
  • 3.465

Tin khoa học mới nhất từ các nhà khoa học cho biết, một bộ hóa thạch tôm hùm khổng lồ to hơn người đã được tìm thấy tại vùng đông nam Morocco thuộc Bắc Phi.

>> Phát hiện xương hóa thạch khổng lồ của quái vật biển

Các nhà khoa học Morocco đã phát hiện loài tôm hùm tiền sử mới, được cho là tổ tiên động vật giáp xác hiện đại, côn trùng và nhện. Hóa thạch của loài tôm này to gấp rưỡi cơ thể của một người hiện đại bình thường, chúng sống cách thời đại của chúng ta hơn 480 triệu năm.

Cụ thể, chiều dài tôm hùm lên tới 2 m, được khai quật ở Morocco. Trong khi hầu hết các loài cùng họ có miệng tròn, răng sắt nhọn, loài tôm hùm này rất “hiền” như cá voi hiện đại, chỉ lọc nước để kiếm thức ăn phù du. Con tôm siêu khổng lồ có chiều dài hơn 2m, chỉ uống nước biển và ăn sinh vật phù du trong khi hầu hết các loài cùng họ có miệng tròn, răng sắt nhọn.

TS Allison Daley, làm việc tại ĐH Oxford (Anh) - trưởng nhóm nghiên cứu nhận định hóa thạch tôm hùm dài 2m có thể là một trong những động vật lớn nhất hành tinh sống cách đây 480 triệu năm. Tuy có kích thước khổng lồ, nhưng Aegirocassis benmoulae hiền lành và chỉ ăn động vật phù du như loài cá voi ngày nay.

Tìm thấy hóa thạch tôm hùm khổng lồ nhất trái đất 480 triệu năm trước
Tin khoa học mới nhất đề cập đến bộ hóa thạch tôm hùm khổng lồ. (Ảnh Live Science)

Theo báo Anh Guardian ngày 11/3, hóa thạch tôm hùm được đặt tên khoa học Aegirocassis benmoulae, tên thợ săn hóa thạch người Morocca phát hiện ra tôm hùm này, Mohamed Ben Moula.. Sau đó, ông Mohamed cùng các cộng sự ĐH Oxford (Anh) và ĐH Yale (Mỹ) tỉ mỉ khai quật hóa thạch bằng dụng cụ đẽo đá có đầu nhọn như kim.

Các hoá thạch ba chiều được bảo tồn tốt giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn.

Cập nhật: 27/05/2020 Theo VietQ
  • 3.465