Những loài vật này tuy có kích thước mi nhon nhưng khả năng săn mồi thành công của chúng khiến hổ, báo hay cá sấu đều phải thấy "xấu hổ".
Nhện Tarantula thường dùng đôi chân dài của mình để tóm gọn con mồi. (Ảnh: Pixabay)
Nhện Tarantula được mệnh danh là một trong số những kẻ săn mồi đáng sợ nhất hành tinh. Kỹ thuật của chúng điêu luyện đến mức không một con mồi nào lởn vởn trước tầm ngắm có cơ hội sống sót. Thủ pháp tấn công quen thuộc của nhện Tarantula là chờ kẻ bất hạnh tới gần và bất ngờ chộp lấy nó mà không cảnh báo.
Nhện Tarantula có kích thước khá lớn so với những loài nhện khác. Cơ thể của nhện Tarantula trưởng thành có thể dài tới hơn 12cm, sải chân dài 70cm. Với đôi chân dài như vậy, nhện Tarantula có thể dễ dàng tóm gọn và xơi tái đối thủ chỉ trong chớp mắt.
Cá Piranha có hàm răng sắc như dao cạo và quai hàm cực khỏe. (Ảnh: Pixabay)
Trong số tất cả loài cá, có lẽ khả năng săn mồi của cá Piranha được biết tới nhiều nhất là qua các bộ phim. Tuy kích thước không quá lớn, nhưng cá Piranha lại có hàm răng sắc như dao cạo và hai quai hàm vô cùng khoẻ. Chính vì thế, Piranha được các nhà khoa học đưa vào danh sách kẻ săn mồi hung tợn của Nam Mỹ.
Cá Piranha thường kiếm ăn vào lúc sáng sớm hoặc chạng vạng. Chúng thường chọn cách ẩn mình dưới nước và chờ đợi con mồi nhỏ hơn bơi ngang qua. Sau đó, Piranha dùng tốc độ tối đa tấn công bất ngờ và nhanh chóng xử lý con mồi. Đặc biệt, đối với những con mồi lớn hơn như các loài gặm nhấm, thậm chí là ngựa, bò, cá Piranha sẽ săn theo đàn.
Một vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể giết chết 1 con voi trưởng thành. (Ảnh: Pixabay).
Rắn hổ mang chúa sở hữu tốc độ tấn công vô cùng đáng sợ. Rắn hổ mang chúa thường sống trong rừng. Chúng thích săn các loại chim, các loài bò sát nhỏ và đặc biệt là ăn thịt đồng đội.
Đây là loài rắn có thể giết chết một con voi trưởng thành chỉ với một vết cắn. Bởi nọc độc của rắn hổ mang chúa rất nhanh gây ra các tổn hại tại mô thần kinh và làm vô hiệu hóa các tế bào. Trong một vết cắn của rắn hổ mang có khoảng 200 – 500mg nọc độc. Ngay sau đó, con mồi sẽ bị tê liệt, suy hô hấp, giảm thị lực và tử vong.
Ong Tarantula Hawk thường dùng nọc độc để tấn công con mồi. (Ảnh: Pixabay).
Địa điểm sống lý tưởng của ong Tarantula Hawk là trong những khu rừng ở Ɓắc Mỹ. Ong Tarantula Hawk có kích thước không lớn, chỉ dài khoảng 5cm. Thế nhưng loài ong này có thể tiêu diệt những con nhện to hơn chúng gấρ nhiều lần.
Ong Tarantula Hawk sẽ dùng nọc độc để tiêm vào người những con nhện sau đó đẻ trứng vào bên trong người con mồi. Ấu trùng của ong sẽ phát triển và lớn lên trong cơ thể của con nhện. Khi lớn lên chúng sẽ ăn thịt con nhện đó để chui ra ngoài. Ong Tarantula Hawk không hay tấn công con người, nhưng nọc độc của chúng đứng thứ 2 về mức độ gâу đau đớn.
Đom đóm sử dụng ánh sáng của mình để lừa các loài khác đến gần và ăn thịt chúng. (Ảnh: Pixabay).
Nếu tới giờ bạn vẫn nghĩ rằng đom đóm là loài côn trùng hiền lành thì rất tiếc rằng bạn đã nhầm. Trên thực tế, đom đóm là một "tay săn mồi" lão luyện khi chúng lợi dụng ánh sáng của mình để dụ dỗ con mồi. Khi con mồi đến đủ gần, đom đóm sẽ tóm lấy và tiêu diệt chúng.
Tỉ lệ săn mồi thành công của chuồn chuồn lên tới 95%. (Ảnh: Pixabay).
Ít ai ngờ được rằng, loài vật có tỉ lệ săn mồi thành công nhất không phải là báo Cheetah hay các loài họ mèo mà lại là một chú chuồn chuồn bé nhỏ. Đây là một nghiên cứu được thực hiện bởi Willistown Conservation Trust. Theo phân tích của các nhà khoa học, chuồn chuồn là một trong số các loài săn mồi thành công nhất trên hành tinh với tỷ lệ bắt mồi chính xác lên tới 95%. Có thể nói, tỷ lệ này cao hơn bất kỳ sinh vật nào khác trên Trái đất.
Không chỉ có tốc độ bay như tên lửa, chuồn chuồn còn có một hệ thống thần kinh hoạt động vô cùng nhanh nhạy. Chúng có khả năng dự đoán chính xác vị trí của con mồi trong tương lai. Bằng cách này, chúng có thể bách phát bách trúng tóm gọn con mồi giữa không trung.
Dù chỉ dài 2 cm nhưng nọc độc của sứa Irukandjimạnh gấp 100 lần rắn hổ mang. (Ảnh: Pixabay).
Sứɑ Irukandji chỉ có chiều dài khoảng 2cm, nhưng chúng lại là loài sở hữu nọc độc mạnh nhất trong thế giới các loài vật. Sau khi phân tích, các nhà khoa học nhận định chất độc của sứa Irukandji mạnh gấp 100 lần rắn hổ mang và gấp 1000 lần ong Tarantula Hawk.
Con mồi sau khi bị sứa Irukandji cắn sẽ xuất hiện các triệu chứng nhức đầu nôn mửa, tăng huуết áp và khó tránh khỏi cái chết. Hiện nay, các nhà khoa học đã chiết xuất chất độc của loài sứa này để điều chế huуết thanh chống độc.
Chất độc của ếch phi tiêu độc nằm ở các tuyến dưới da của chúng. (Ảnh: Pixabay).
Thoạt nhìn, ếch phi tiêu độc có màu sắc vô cùng sặc sỡ và thu hút. Không những, chúng còn có kích thước vô cùng khiêm tốn, con to nhất chỉ dài không quá 6cm. Thế nhưng, "sự lôi cuốn" này lại có thể tạo ra số thuốc độc đủ giết chết được 10 người khoẻ mạnh.
Chất độc của những con ếch phi tiêu độc này chính là chất nhờn màu đen chảy ra từ lưng của chúng. Loài ếch này giữ chất độc của nó ở các tuyến dưới da, chúng có thể tự phóng độc vào con mồi hoặc loài nào liều lĩnh chạm vào da của chúng. Theo các nhà khoa học, chất độc do ếch phi tiêu độc tiết ra là batrachotoxin, là một trong những chất độc với thần kinh mạnh nhất thế giới. Chất độc này khiến cho hệ thần kinh của con mồi bị tê liệt, không thể liên hệ với toàn bộ cơ thể và tử vong.
Chất độc của kỳ giông lửa có thể khiến con mồi bị tê liệt hệ thần kinh trung ương. (Ảnh: Pixabay)
Kỳ giông lửa được tìm thấy nhiều nhất ở các khu vực châu Âu. Chúng nổi tiếng với vẻ ngoài màu đen, vàng hoặc đỏ, cam rực rỡ. Bởi vì kỳ giông lửa có ngoại hình đẹp nên chúng được nuôi như thú cưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, loài lưỡng cư nhỏ bé này có độc và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu vô tình bị kỳ giông lửa phun chất độc, nạn nhân sẽ bị tê liệt hệ thần kinh trung ương và gặp các vấn đề như tăng huyết áp, co giật…
Kiến Harvester tấn công con mồi bằng nọc độc và số lượng đông đảo. (Ảnh: Pixabay).
Kiến Harvester có cách tấn công con mồi rất độc đáo. Ban đầu, một con kiến Harvester sẽ cắn con mồi, vết cắn sẽ để lại mùi pheromone đồng thời phát đi tín hiệu cảnh báo tới các con kiến xung quɑnh đó. Ngay lập tức, chúng tập hợp lại và tấn công nạn nhân bằng số lượng đông đảo. Con mồi có thể bị chết vì sốc phản vệ với chất độc mà kiến Harvester tiết ra. Chính vì thế, dù có kích thước nhỏ bé nhưng kiến Harvester lại là nỗi khiếp sợ của nhiều loài vật.