Top 5 sự kiện lịch sử liên quan tới muỗi

  •  
  • 178

Muỗi là vật chủ lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chết người như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng da...

Ngày nay các bệnh này đã có thể chữa được, thậm chí đã có vaccine ngừa sốt rét và sốt xuất huyết, nhưng vài chục năm trước, bị nhiễm bệnh sốt rét hoặc sốt xuất huyết thì coi như cầm án tử trong tay. Đầu thập niên 2000, trung bình mỗi năm muỗi gây ra 2 triệu ca tử vong. Hiện nay con số này đang dần được kéo xuống, nhưng mỗi năm cũng có khoảng 725.000 người chết vì các căn bệnh do muỗi lây lan.

Chính vì sự nguy hiểm đó của muỗi mà nhà khoa học đoạt giải Nobel Y khoa năm 1976 (nhờ công trình nghiên cứu kháng nguyên ngừa bệnh viêm gan B), tiến sĩ/bác sĩ/nhà toán học Baruch Blumberg (sinh năm 1925), bằng các phương pháp ngoại suy, ước tính rằng muỗi đã gây ra cái chết cho ½ tổng dân số, trong số 108-109 tỷ người từng tồn tại trên trái đất (trong vòng 192.000 năm qua), chủ yếu là do bệnh sốt rét.

Muỗi cái vừa hút máu, vừa nhả ngược lại kí sinh trùng lên cơ thể nạn nhân.
Muỗi cái vừa hút máu, vừa nhả ngược lại kí sinh trùng lên cơ thể nạn nhân.

Ngày nay, có khoảng 100.000 tỷ con muỗi bay khắp mọi ngóc ngách của địa cầu, chỉ trừ một vài hòn đảo nhỏ, Iceland và Nam Cực ra là không có muỗi. Muỗi cái chích và hút máu động vật máu nóng, trong đó có con người, để tồn tại, sinh trưởng và đẻ trứng.

Muỗi cái vừa hút máu, vừa nhả ngược lại kí sinh trùng lên cơ thể nạn nhân, gây ra những căn bệnh nguy hiểm và chết chóc.

Sau đây là 5 bước ngoặc quan trọng của lịch sử nhân loại gắn liền với những căn bệnh do muỗi gây ra.

1. Muỗi đóng góp cho sự giải phóng của Hoa Kỳ

Muỗi vằn Anopheles truyền bệnh sốt rét đã góp phần làm nên thành công cho tướng George Washington. Mùa Thu 1780, tướng Charles Cornwallis chỉ huy quân đội đế quốc Anh, nhận được báo cáo rằng đội quân của ông bị mắc bệnh sốt rét và không còn sức để chiến đấu.

Mùa Xuân 1781, ông phải rút đội quân đau bệnh của mình về phía Virginia để tránh bệnh sốt rét vẫn còn đeo bám dai dẳng gần nửa năm qua. Tháng 8/1781, quân Anh rút về Yorktown, vùng ngập nước dọc bờ sông James và sông York. Đây lại là cao điểm mùa muỗi văn Anopheles sinh sôi.

Muỗi truyền bệnh sốt rét đã góp phần làm nên thành công cho tướng George Washington. 
Muỗi truyền bệnh sốt rét đã góp phần làm nên thành công cho tướng George Washington.

Ngày 28/9 khi ông đưa quân bao vây Yorktown, ông đang nắm trong tay 8700 binh lính khỏe mạnh. Ngày 19/10 khi tướng Cornwallis đầu hàng, chỉ còn 3200 người lính đủ sức khỏe cầm súng, ⅔ còn lại đang bị sốt rét hành hạ. Tướng Cornwallis từng thừa nhận rằng ông thua không phải vì bị tướng Washington đánh bại, mà là ông đầu hàng muỗi vằn Anopheles.

Nhà sử học J.R. McNeill nổi tiếng đã ca ngợi muỗi Anopheles là một trong những người mẹ nhỏ bé đã khai sinh ra nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

2. Muỗi góp phần giúp Anh khai phá thuộc địa Úc

Nhiều năm trước khi 13 bang thuộc địa Mỹ đứng lên giành độc lập, hàng năm đế quốc Anh gởi khoảng 2.000 tù nhân tới Mỹ, tổng cộng Mỹ đã tiếp nhận khoảng 60.000 tù nhân. Lượng tù nhân này được Anh gởi đi để giảm bớt gánh nặng tội phạm phải giam giữ trong nước.

Sau khi Hoa Kỳ độc lập, Anh quốc chuyển hướng gởi tù nhân đi Châu Phi, trong đó có thuộc địa Gambia, nhưng có tới 80% tù nhân chết chỉ sau 1 năm đặt chân tới Phi Châu vì mắc bệnh sốt rét. Sau khi thấy Úc không có những căn bệnh này, tháng 1/1788, Anh quốc đổ bộ vịnh Botany (Sydney ngày nay) bắt đầu hành trình thu phục Úc làm thuộc địa.

3. Muỗi giúp Âu Châu mở rộng thuộc địa

Thế kỉ 17, nhờ giao thương với Châu Mỹ và Châu Phi, các nước Châu Âu đã có được phương thuốc dân gian chữa bệnh sốt rét, bào chế từ vỏ cây canh-ki-na của Nam Mỹ, gọi là bột quinine.

Người thực dân Châu Âu “nhờ có” thời gian dài tiếp tục với bệnh tật nên có hệ miễn dịch mạnh hơn. Khi tiến đánh các thuộc địa, họ lây lan dịch bệnh cho người bản địa, dùng chính những căn bệnh này để tiêu diệt người bản địa.

Sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết theo các nhà thực dân Âu Châu và nô lệ của họ đi khắp nơi, một số người lại có hệ miễn dịch tự nhiên chống chọi lại được những căn bệnh này. Khi đến Châu Mỹ, các căn bệnh này nhanh chóng chọn muỗi Anopheles làm vật chủ vì 2 bên “hoàn toàn tương thích” nhau.

Cùng với bệnh lao và bệnh đậu mùa, các bệnh sốt kể trên và muỗi đã đi khắp Bắc Mỹ, giúp thực dân “xóa sổ” người da đỏ bản địa, mở rộng bước chân thuộc địa của người Châu Âu sau khi Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ.

Ước tính năm 1492, thời điểm mà Columbus tìm ra Châu Mỹ, dân số Tây Bán Cầu khoảng 100 triệu người bản địa. Đến năm 1800, chỉ còn lại 5 triệu người mà thôi. Tức là trong vòng 300 năm, hàng trăm triệu người bản địa đã chết vì các căn bệnh truyền nhiễm.

4. Muỗi và sự sụp đổ của Đế chế La Mã

Theo mô tả của 1 học giả La Mã, vùng đầm lầy Pontine rộng 310 dặm vuông bao quanh Rome là lá chắn vững chắc cho đế chế cổ đại này. Ông nói, trước khi bước vô vùng này, mọi người phải che thật kĩ cổ và mặt để đề phòng muỗi cắn.

Thời Đế chế La Mã, bệnh sốt rét là kẻ thù truyền kiếp và chết người, nhà sử học Kyle Harper nói. Bệnh sốt rét đã làm suy yếu sức sống và cạn kiệt sức lao động của người dân La Mã, góp phần làm suy tàn của đế chế.

Đầm lầy Pontine năm 1850.
Đầm lầy Pontine năm 1850.

Trước thời Thế chiến 2, lãnh tụ Benito Mussolini của Ý từng làm khô cạn vùng đầm lầy Pontine để diệt muỗi. Khi Thế chiến 2 bùng nổ, phát-xít Ý đã làm ngập lại vùng đầm lầy này để “nuôi muỗi”, nhằm chặn đường tiến của quân Đồng Minh ở Anzio.

5. Muỗi làm chậm phát triển kinh tế phương Nam

Tư Mã Thiên, nhà sử học Trung Quốc sống đầu đời nhà Hán, viết rằng: Phía Nam đồng bằng Dương Tử là vùng trũng và ẩm ướt, nam giới thường chết trẻ. Thời đó, trước khi đàn ông đi về phương Nam, họ sẽ cho phép vợ mình tái hôn nếu họ qua đời trên đường đi.

 Sốt rét cản trở sự giàu có và thịnh vượng của xã hội
 Sốt rét cản trở sự giàu có và thịnh vượng của xã hội.

Giống như sốt rét, sốt xuất huyết đã hoành hành ở Đông Á từ hàng ngàn năm trước, nhà sử học William H. McNeill nói, cũng có lẽ căn bệnh này đã làm chậm bước chân mở rộng về phía nam của Trung Quốc xưa.

Ở Ý và Tây Ban Nha cũng tồn tại “vấn đề phương Nam”, cũng tồn tại bệnh sốt rét và sốt vàng da, khiến cho kinh tế 2 miền Nam - Bắc phát triển không đồng đều.

Sốt rét phá hoại năng suất làm việc, làm chậm chạp con người và làm thơ ơ tính cách của bệnh nhân. Sốt rét cản trở sự giàu có và thịnh vượng của xã hội, 1 chính khách người Ý đầu thế kỉ 20 nhận định.

Cập nhật: 13/06/2024 Tinh Tế
  • 178