Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những đứa trẻ khóc nhiều nhất đều sống tại các nước như Anh, Italia, Canada, Hà Lan. Còn những đứa trẻ ít quấy khóc nhất là ở các nước như Đan Mạch, Đức và Nhật Bản.
Nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Warwick, Anh đã giải thích về việc những đứa trẻ khóc nhiều và những đứa trẻ ít khóc thì sống ở đâu. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí The Journal of Pediatrics.
Nguyên nhân phổ biến của những trận khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh là do đau bụng. Song những cơn đau bụng là triệu chứng của một căn bệnh ít khi xảy ra và thường tự biến mất sau 4 tháng. Nguyên nhân xuất hiện và số lượng hạn chế phương pháp điều trị bệnh đau bụng ở trẻ là điều khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Số lần trẻ khóc vì đau bụng được đưa ra dựa theo tiêu chí Wessel: trẻ sơ sinh bắt đầu đau bụng trong vòng ba tuần đầu tiên, cơn đau kéo dài khoảng ba tiếng đồng hồ một ngày và chủ yếu diễn ra trong ba tháng đầu đời của trẻ. Và để phản ứng lại với các cơn đau, trẻ thường khóc.
Nguyên nhân phổ biến của những trận khóc kéo dài ở trẻ sơ sinh là do đau bụng.
Tiêu chí Wessel được hình thành vào những năm 1950. Lĩnh vực chăm sóc trẻ trong 50 năm qua đã có những thay đổi đáng kể, cần những tiêu chuẩn mới đánh giá mức độ khóc bất thường ở trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu của gần 8.700 trẻ sơ sinh từ các nước khác nhau như Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, Canada, Italia, Hà Lan, Anh và đã thống kê được những đứa trẻ ở các nước khác nhau khóc bao lâu trong 1 ngày.
Kết quả cho thấy, trung bình một ngày trẻ sơ sinh khóc gần 2 giờ trong 2 tuần đầu tiên, từ tuần thứ 6 bé khóc nhiều nhất là 2 giờ 15 phút/ ngày, sang tuần thứ 12 thì giảm xuống còn 1 giờ 10 phút/ ngày.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại một số nước trẻ sơ sinh chỉ khóc 30 phút/ ngày thì ở các nước khác có thể lên đến 5 giờ/ ngày.
Thời gian trận khóc tỷ lệ thuận với việc đứa trẻ thường xuyên bị đau bụng như thế nào.Tại Anh, 20% trẻ sơ sinh bị đau bụng trong độ tuổi 1-2 tuần, tại Canada là 34,1% trẻ trong độ tuổi 3-4 tuần, tại Italia là 20,9% trẻ trong độ tuổi 8-9 tuần. Mức thấp nhất được ghi nhận ở Đan Mạch (5,5% trẻ ở độ tuổi 3-4 tuần) và ở Đức (6,7% trẻ ở độ tuổi 3-4 tuần).
Các nhà nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên. Chúng thay đổi dựa trên việc thu hẹp sự bất bình đẳng trong xã hội đến trách nhiệm lớn hơn của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ và từ các nhân tố di truyền khác.
Thời gian trận khóc tỷ lệ thuận với việc đứa trẻ thường xuyên bị đau bụng như thế nào.
Giáo sư Dieter Wolke, tác giả chính của nghiên cứu đã đưa ra kết luận: "Trẻ sơ sinh được phân biệt rất rõ dựa vào việc chúng khóc bao nhiêu trong những tuần đầu đời. Chúng ta có thể biết thêm nhiều điều mới mẻ khi hiểu được các nền văn hóa – nơi mà trẻ khóc ít hơn. Điều đó có thể bị tác động bởi sự chăm sóc của cha mẹ hoặc các yếu tố liên quan khác, ví dụ như di truyền học. Tiêu chí mới của quy tắc này sẽ giúp các bác sĩ giải thích cho cha mẹ hiểu khi một đứa trẻ khóc ở mức bình thường và không có gì phải lo ngại hay cần phải khám xét kỹ hơn".
Tuy nhiên, có một sự thật là những đứa trẻ ăn sữa mẹ lại đau bụng thường xuyên hơn những đứa trẻ ăn sữa ngoài hoàn toàn hoặc ăn hỗn hợp.
Theo các nhà khoa học, những nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp xác định được nguyên nhân trẻ em ít bị đau bụng hơn ở một số nước. Những thông tin này có thể làm cho cuộc sống hàng triệu gia đình trên toàn thế giới dễ dàng hơn rất nhiều.