Tượng binh: Nỗi khiếp đảm kinh hoàng của đế chế Ba Tư thời cổ đại

  •   4,25
  • 11.424

Thời cổ đại, tượng binh (voi chiến) được đánh giá rất cao, chúng được ví rằng: Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua!

Ở thời cổ đại, khi mà các vũ khí còn thô sơ và kém hiệu quả thì những con vật như ngựa, voi, lạc đà... lại trở thành yếu tố quyết định đến sự thành bại của cuộc chiến.

Chúng đóng góp không nhỏ tới cục diện trận chiến và đôi khi trở thành thế mạnh của một đội quân.

Nếu như đế chế Mông Cổ hùng mạnh được phát triển trên lưng ngựa làm kẻ thù khiếp sợ thì quân đội Ba tư lại làm kẻ thù ám ảnh với hình ảnh quân đoàn voi hùng hậu.

Điều gì khiến đội quân Ba tư trở nên hùng mạnh nhất thời cổ đại?

Tượng binh là đội quân vô cùng hùng mạnh.
Tượng binh là đội quân vô cùng hùng mạnh.

Voi chiến hay tượng binh là một lực lượng chiến đấu tiên phong được huấn luyện nhằm công phá, phá vỡ hàng ngũ, dày xéo kẻ địch.

Hình thức chiến đấu này rất độc đáo vì không phải ở đất nước, quân đội nào cũng có thể vì nó còn tùy thuộc vào vị trí địa lý của từng đất nước.

Mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó lan truyền sang Đông Nam Á và Trung Đông tới tận Địa Trung Hải, nhưng voi chiến chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ ở đế chế Ba Tư.

Phương Tây phát triển voi chiến ít hơn phương Đông.
Phương Tây phát triển voi chiến ít hơn phương Đông.

Có thể thấy ở phương Tây, tượng binh không thực sự phát triển mấy so với ngựa chiến, phần nhiều vì lượng voi ở bản địa khan hiếm.

Trái lại, ở phương Đông vì môi trường lý tưởng cho loài voi sinh sản, nên hình thức voi chiến trở nên phổ biến hơn.

Đội quân voi khiến mọi đội quân đều kiêng dè.
Đội quân voi khiến mọi đội quân đều kiêng dè.

Mãi tới sau này, khi súng đại bác được phát minh thì voi chiến mới bị vô hiệu hóa. Khiến hình thức này trở nên ít hơn và nếu có cũng chỉ vì mục đích chuyên chở, kéo gỗ...

Vậy trong số nhiều nước sử dụng voi chiến, tại sao Ba Tư lại là nước khai thác tối đa thế mạnh để trở thành quân lực hùng mạnh nhất lúc bấy giờ?

1. Voi có hiệu quả cao trong đánh trận

Quân Ba tư có sức mạnh nhờ vào quân đoàn voi lớn mạnh.
Quân Ba tư có sức mạnh nhờ vào quân đoàn voi lớn mạnh.

Theo đánh giá của những nhà quân sự tài ba, mỗi con voi chiến có giá trị tương đương với cả một đội quân tinh nhuệ!

Thời cổ đại, văn minh Ấn Độ đề cao giá trị của loài voi trong chiến tranh. Họ ví rằng: "Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua, hay có lòng can đảm mà đánh bằng tay không".

Ba tư khiến các đội quân khác cũng phải khiếp sợ.
Ba tư khiến các đội quân khác cũng phải khiếp sợ.

Đây cũng là điều dễ hiểu vì voi là sinh vật lớn nhất trên cạn, có sức mạnh và sức tấn công ghê gớm hơn bất cứ sinh vật nào, kể cả thú dữ.

Trong lịch sử, thậm chí nữ hoàng Semiramis của Đế chế Assyria khi tấn công Ấn độ, do biết Ấn độ có lực lượng tượng binh hùng hậu nên cũng làm giả quân đội voi bằng hình nộm, nhưng vẫn thua trận trước đàn voi "xịn".

Do đó có thể thấy, những người cầm quân rất xem trọng và dè chừng lực lượng voi chiến và đánh giá cao khả năng tấn công của chúng.

2. Đế chế Ba Tư phát triển tượng binh tới đỉnh cao

Người Ba tư sử dụng voi chiến rất thuần thục.
Người Ba tư sử dụng voi chiến rất thuần thục.

Voi được quan tâm, nuôi dưỡng và sử dụng như một nguồn tài nguyên "sống" của đế chế Ba Tư. Chính nhờ nó, quân đội Ba Tư đã cản trở bước tiến của Alexander đại đế.

Trong trận Gaugamela (331 TCN) người Ba Tư triển khai binh đoàn voi chiến đặt tại trung tâm hàng ngũ và trở thành nòng cốt chủ lực cho quân đội khiến cho quân Macdonia thiện chiến dũng mãnh cũng phải khiếp sợ.

Sức mạnh của một con voi bằng hàng trăm người.
Sức mạnh của một con voi bằng hàng trăm người.

Alexandros Đại đế thậm chí còn phải làm lễ Hiến tế cho vị thần sợ hãi đêm trước trận chiến.

Sau đó, dù thắng trận nhưng ấn tượng sâu sắc với những con voi của kẻ thù, ông đã chiếm lấy đàn voi này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.

Cập nhật: 15/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,25
  • 11.424